Mẫn, mặt chẳng hề lộ vẻ căng thẳng mỏi mệt. Mẫn nói: Tôi chỉ thử ngài đó
thôi! Ngài là người tự tin, tất sẽ đánh đuổi được phản tặc. Y tới, địch phải
rút lui, Y được phong là Thành Hương hầu.
Ân Cơ thông ngữ chép: Tư Mã Ý kể tội, giết Tào Sảng, Y đặt Giáp Ất
để bình luận thị phi việc ấy. Giáp cho rằng, anh em Tào Sảng vốn là
người tầm thường, phẩm chất thấp kém, nhờ có họ với Vua nên được di
chiếu phò ấu chúa
, vậy mà lại kiêu căng ngạo mạn, xa hoa dâm dật,
lộng chức lộng quyền, kết giao với những người bất chính, thu thập bè
đảng, âm mưu loạn quốc. Ý hăng hái diệt trừ, chỉ một sớm một chiều là
xong, vừa xứng với trọng nhiệm
, lại thỏa lòng trông mong của kẻ sĩ,
người dân vậy. Ất cho rằng, Ý giận Tào chẳng phó thác cho riêng Ý đại
quyền, sao để Sảng cùng tham dự? Đã chẳng thể chuyên quyền, ngọc sẽ có
vết
vậy. Chẳng một lời cảnh báo giáo huấn, chỉ một buổi sáng tiến hành
đồ lục, xuất kỳ bất ý, há là việc của đại thần kinh quốc
thật có lòng mưu tính, muốn làm việc đại nghịch, chỉ trong ngày khởi sự,
tất Phương
lọt vào tay huynh đệ Sảng. Phụ tử Ý đóng cửa xuất binh,
kính cẩn mà hướng tới Phương
, tất chẳng có sơ hở, đó chẳng phải là
việc của kẻ trung thần nên vì Vua mà làm ư? Cứ đó mà xét, Sảng chẳng
phải là kẻ đại ác vậy. Nếu Ý thấy Sảng xa hoa tiếm quyền, có thể phế đi, xử
theo phép nước. Nhưng Ý giết cả trẻ thơ, lại đội cho cái tiếng bất nghĩa mà
giết cả họ Tử Đan
, đến như con Hà Yến vốn là cháu ngoại vua Ngụy,
cũng bị chém cùng, thực là tiếm quyền lạm dụng quá đáng vậy.
Uyển cố nhượng chức cho Y, Y lên làm thứ sử Ích châu. Y gánh vác
quốc gia, công lao danh tiếng, chẳng kém gì Uyển.
Y biệt truyện chép: Y tính tình hòa nhã, khiêm cung trong sạch, trong
nhà chẳng tích của cải. Y cho Con cái đều mặc áo vải, ăn cơm thường, ra
vào chẳng có xe ngựa tùy tùng, chẳng khác gì người bình thường.
Năm (Duyên Hi) thứ mười một, ra ở Hán Trung. Từ Uyển tới Y, tuy ở
ngoài triều, nhưng mọi việc lễ, khen thưởng trừng phạt, đều ra xa xin xét
đoán trước, rồi mới thi hành, hai người đều được tin tưởng như thế. Mùa hè
năm (Duyên Hi) thứ mười bốn, Y về Thành Đô, các quan chiêm tinh xem