Ngô lịch viết: Dự sắp chia tay, nói với Tôn Quyền: ”Đất Thục hẻo lánh
bé nhỏ, dẫu thế vẫn là lân quốc, Đông - Tây nương tựa lẫn nhau, Ngô
không thể không có Thục, Thục không thể không có Ngô, vua tôi nhờ cậy,
riêng có bệ hạ coi trọng suy nghĩ của thần.” Lại tự nói: ”Tuổi già lắm bệnh,
sợ không còn được trở lại để phụng sự bệ hạ .”
Tôn Thịnh bình rằng: ”Người gánh vác trách nhiệm đế vương, chỉ (cần
có) đạo lý và tín nghĩa. Đạo nghĩa đã dựng xây đầy đủ, dù nhỏ cũng có thể
thành lớn, như nhà Ân
vậy.Cẩu thả đảm đương thứ quyền thế
hư nguỵ, dẫu mạnh mà tất bại, như Tần
, Hạng
vài thành nhỏ ở chốn biên thuỳ hẻo lánh, cậy vào núi sông bền vững mà
muốn nối liền vạn dặm, mãi mãi nương tựa vào nhau sao? Xưa chín nước
theo kế tụ hội liên minh, mà cuối cùng người Tần
, Thuật
tính kế dựng quân doanh nương tựa vào nhau, mà cuối
cùng Quang Vũ
kiêm tính cả Lũng Thục. Người ta bằng vào cái mạnh
của chín nước, cái lớn của vùng Lũng, Hán còn tuyệt chẳng tương cứu nổi
nhau, (huống hồ) ngồi mà xét đoán chuyện nghiêng đổ cơ đồ, hỏi ai có thể
làm được. Cái căn bản đạo đực vốn không vững chắc nên việc mạnh yếu
trong lòng cũng khó mà vững chắc theo. Nói rằng: ”Ngô không thể không
có Thục, Thục không thể không có Ngô” há chẳng phải là siểm nịnh vậy
thay.
(Dực) trở về, được thăng Hậu Tướng quân, coi sóc công việc ở Vĩnh An,
sau được bái làm Chinh Tây Đại Tướng quân, ban tước Quan Nội hầu.
Năm Cảnh Diệu thứ nhất vì có bệnh phải trở về Thành Đô. Sau lại được
dùng làm Trấn Nam Đại Tướng quân, lĩnh Duyện Châu Thứ Sử. Khi Đô Hộ
Gia Cát Chiêm mới lên nắm đại sự trong triều, Liêu Hoá đến thăm Dự,
muốn cùng Dự tới bái phỏng hứa hẹn phụng sự cho Chiêm. Dự nói: ”Bọn
ta tuổi đã bảy mươi, thời đã qua rồi, chỉ một chút nữa là chết thôi, hà tất
phải phải cầu cạnh ở người trẻ tuổi để ý tới mà xây đắp mối manh cho.”
Rồi không qua lại (với Chiêm).
Liêu Hóa tự Nguyên Kiệm, vốn tên là Thuần, người Tương Dương. Vốn
làm Chủ Bộ cho Tiền Tướng quân Quan Vũ. Vũ bại, (đất Kinh Châu) thuộc