TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 51

Mãng trung hưng nhà Hán (đời thứ hai). Nay đến Lưu Bị là đời thứ ba

vậy.

(34)

Huyền Đức.

(35)

Sao Bắc đẩu, đây là ngôi sao luôn đứng yên ở phía Bắc bầu trời,

người ta thường lấy nó để định phương hướng.

(36)

Chỗ này nhắc đến một loạt các ngôi sao trong Nhị thập bát tú, hai

mươi tám ngôi sao này chia ra bốn phương, mỗi phương gồm bảy ngôi, có
ý nghĩa rất quan trọng đối với thiên văn cổ xưa của Trung Hoa, đặc biệt
với các bậc đế vương, theo quan niệm thiên tử chịu mệnh trời.

(37)

Chỗ này nhắc đến việc Bị đang ở đất Hứa với Tào Tháo, có mưu

toan với Đổng Thừa việc diệt Tháo, Đế ở đây là nhắc đến Hiến Đế vậy.

(38)

Là ba ngôi sao trong Nhị thập bát tú, các sao này nằm ở trung khu

của các thiên thể.

(39)

Nguyên văn câu này là ‘đế tinh xử chi, chúng tà tiêu vong’, chữ xử có

nghĩa là ở ẩn, tức là không thấy nữa, ở đây theo nghĩa dịch là lu mờ.
Nguyên lai sao Huỳnh Hoặc tức Hoả tinh, đây không phải một ngôi sao,
chỉ là một hành tinh như trái đất của chúng ta, vì nó ở gần trái đất nên nó
rất sáng, sáng nhất trên bầu trời đêm, chỉ kém mỗi mặt trăng và sao Kim
(tức sao Thái Bạch), nó chạy trên đường hoàng đạo, vậy nên khi nó đi vào
địa phận lưới trời (tức vị trí Mão, Tất) sẽ làm các sao khác bên cạnh lu mờ
vì độ sáng của nó. Người xưa coi Huỳnh Hoặc là ngôi sao chủ việc hung
nghịch càn dỡ vậy. Người Hy Lạp gọi nó là Ares, vị thần chiến tranh.

(40)

Thấy ở các sách Ngũ kinh, Sấm Vĩ, Lạc Thư, Hà Đồ kể trên.

(41)

Hiếu Kinh là bộ sách chép lời của Khổng Tử nói với Tăng Tử về đạo

hiếu.

(42)

Ông Tiết là thuỷ tổ của nhà Thương, khi trước là bầy tôi hiền tài của

vua Thuấn.

(43)

Chu Dịch là sách bói toán, nghe nói do Chu Công Đán soạn ra, sau

này Khổng Tử soạn lại, chính là bộ Kinh Dịch nổi tiếng hiện nay.

(44)

Ô Ngư là con cá đen, không rõ đây là điển tích g ì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.