Thục, gặp mưa dầm, chẳng nên công. Trước sau là thế, chẳng thể nào đến
Dương Bình giao chiến được. Nếu quả như lời Xung nói, Tuyên Đế có hai
vạn quân, lại biết Lượng binh ít lực yếu, dẫu nghi có quân mai phục, đúng ra
phải bày đặt bố phòng cẩn trọng, sao lại bỏ chạy ngay? Lại xét Nguỵ Diên
truyện rằng: “Diên thường theo Lượng ra quân, muốn xin riêng một vạn tinh
binh, cùng với Lượng theo đường khác hội quân ở Đồng Quan, Lượng kiềm
chế không cho; Diên vẫn thường nói Lượng nhút nhát, than thở rằng tài của
mình chẳng được dùng hết”. Lượng còn chẳng cho Diên riêng một vạn quân,
sao được như lời Xung nói, là đang nắm giữ trọng binh ở phía trước, mà tự
thủ lại khinh xuất vậy? Vả lại Xung nói với Phù Phong vương như thế, rõ
ràng Tuyên Đế quá kém cỏi, nói chuyện với con lại chê bai cha, lý chẳng thể
dung, bảo rằng: “Phù Phong vương cho rằng lời của Xung là đúng”, thế nên
biết sách ấy dẫn toàn chuyện hão vậy.
Năm thứ sáu mùa xuân, Lượng tung tin theo lối Tà Cốc ra lấy Mi thành,
sai Triệu Vân-Đặng Chi làm nghi binh, chiếm giữ Cơ Cốc. Đại tướng quân
Tào Chân nhà Nguỵ cất quân chống cự. Lượng thân cầm quân ra đóng ở Kì
Sơn, quân nhung chỉnh tề, thưởng phạt đầy đủ mà hiệu lệnh nghiêm minh.
Ba quận Nam An, Thiên Thủy, An Định phản Nguỵ hưởng ứng Lượng.
Quan Trung rung động.
Nguỵ lược chép: Lúc trước, quốc gia cho là Thục trung chỉ có một mình
Lưu Bị. Bị đã chết, mấy năm chẳng có động tĩnh gì, bởi thế cũng không tính
chuyện phòng bị; Chợt nghe tin Lượng xuất binh, trong triều ngoài dã đều
kinh hãi, ở Lũng Hữu-Kỳ Sơn lại càng đáng ngại, ba quận ấy cùng hưởng
ứng Lượng.
Ngụy Minh Đế
sang Tây trấn thủ Trường An, mệnh cho Trương Cáp
chống cự Lượng. Lượng cử Mã Tắc đốc suất ba quân ở trước trận cùng với
Cáp đại chiến ở Nhai Đình. Tốc trái phép của Lượng, hành động thất thố, bị
Trương Cáp đánh tan. Lượng dời hơn một ngàn hộ dân từ Tây Thành vào
Hán Trung.
Việc thứ tư Quách Xung nói rằng: Lượng ra Kỳ Sơn, hai quận Lũng Tây-
Nam An hưởng ứng ra hàng, Lượng lại vây Thiên Thuỷ, phá Ký Thành, bắt