chọn binh sĩ để rèn luyện, để dân chúng quên đi thất bại đã qua. Lượng nghe
tin Quyền phá Tào Hưu, quân Nguỵ phải kéo về phía đông, Quan Trung suy
yếu, tháng mười một năm ấy, dâng biểu lên Hậu chủ rằng:
“Tiên đế lo Hán-tặc không thể chung ngôi, vương nghiệp chẳng thể yên
một nửa, nên uỷ thác cho thần thảo phạt giặc giã. Bởi Tiên đế sáng suốt,
lượng được tài mọn của thần, nên biết rằng thần thảo phạt là lấy yếu đánh
mạnh; nhưng nếu không đánh giặc nghiệp vương sẽ mất; chỉ ngồi mà đợi
mất, ai sẽ chịu đánh giặc? Đó là cái cớ để Tiên đế ủy thác lại cho thần mà
không nghi ngại. Từ ngày thần lĩnh mệnh, ăn không ngon, ngủ không yên,
chỉ nghĩ đến việc Bắc chinh, nên trước dẫn quân xuống phương Nam, tháng
năm vượt Lô giang, vào sâu nơi đất không cây, nhiều ngày đói khát. Thần
chẳng phải không tiếc thân mình, bởi vương nghiệp chẳng được toàn vẹn ở
Thục đô, nên phải xông pha vào chốn nguy nam để khỏi phụ lòng Tiên đế,
mà kẻ nghị luận bảo rằng chẳng phải kế hay. Nay kẻ địch đang mỏi mệt ở
phía tây, lại lo lắng ở phía Đông, binh pháp dạy rằng phải thừa lúc địch đang
mệt nhọc mà đánh tới. Thần cẩn trọng xin tấu trình mọi nhẽ:
Cao Đế
sáng tựa nhật nguyệt, mưu thần uyên bác, thế mà phải vượt mọi
hiểm nguy chịu thương, bị nguy rồi sau mới được an. Nay bệ hạ chưa thể
sánh bằng Cao Đế, mưu thần chẳng được như Lương-Bình
mà lại muốn
lấy kế lâu dài để thủ thắng, ngồi yên để an định thiên hạ, đó là điều thứ nhất
thần không hiểu nổi.
Lưu Do-Vương Lãng
chiếm cứ châu quận, lập kế sách vỗ yên, dẫn dụ
lời thánh nhân, mọi người còn mang lòng ngờ vực, khó nói ra lời, năm này
không ra đánh, năm sau chẳng cất quân, khiến cho Tôn Sách ngày càng
mạnh mẽ, thâu tóm cả xứ Giang Đông, đó là điều thứ hai thần không hiểu
nổi.
Tào Tháo mưu kế kỳ tuyệt hơn người, dùng binh phảng phất như Tôn-
, thế mà vẫn bị khốn ở Nam Dương, gặp hiểm ở Ô Sào, nguy nan ở
Kỳ Liên, bị bức ở Lê Dương, mấy lần thua trận ở Bắc Sơn, suýt chết ở Đồng
Quan, sau mới tạm yên định được một thời, huống chi thần tài mọn, lại