muốn không trải nguy nan mà yên định được, đó là điều thứ ba thần không
hiểu nổi.
Tào Tháo năm lần đánh Xương Bá mà không xong, bốn lần vượt Sào Hồ
mà không thành, tin dùng Lý Phục mà Lý Phục mưu mô, uỷ thác cho Hạ
Hầu mà Hạ Hầu bại trận, Tiên đế thường khen Tào Tháo là người tài giỏi,
còn có chỗ kém ấy, huống hồ thần là kẻ kém cỏi, lẽ nào lại nắm chắc phần
thắng? Đó là điều thứ tư mà thần không hiểu nổi.
Từ lúc thần đến Hán Trung, trong khoảng một năm, đã mất Triệu Vân
,
Dương Quần, Mã Ngọc, Diễm Chi, Đinh Lập, Bạch Thọ, Lưu Cáp, Đặng
Đồng, cùng hơn bảy chục tướng giữ đồn, là những mãnh tướng ít thấy.
Những Tán kỵ, Vũ kỵ người Tung-Tẩu-Thanh Khương cũng mất hơn một
nghìn người, những người ấy đều là tinh hoa thu thập trong vài chục năm, từ
bốn phương, chẳng phải từ một châu mà có được, thế mà chỉ vài năm, đã
mất đến hai phần ba, biết lấy gì để đánh giặc? Đó là điều thứ năm thần
không hiểu nổi.
Nay dân nghèo quân mỏi, việc lại chẳng thể dừng, việc chẳng thể dừng,
tất phải chạy ngược chạy xuôi tổn tâm hao trí, mà nay chẳng sớm liệu, muốn
lấy một châu để mưu toan đánh giặc lâu dài, đó là điều thứ sáu thần không
hiểu nổi.
Việc khó bàn định, chính là việc ấy vậy. Xưa kia Tiên Đế thua quân ở Sở,
lúc bấy giờ, Tào Tháo vỗ tay, bảo là thiên hạ đã định. Sau này Tiên đế liên
minh với Ngô-Việt ở phía đông, giữ Ba-Thục ở phía tây, cất quân bắc chinh,
Hạ Hầu mất đầu, ấy là Tháo thất kế mà nghiệp Hán sắp thành vậy. Về sau
Đông Ngô phản bội minh ước, Quan Vũ bị diệt, rồi sai lầm vấp ngã ở Tỷ
Quy, Tào Phi xưng đế. Phàm những việc như thế, khó mà biết đến được.
Thần cúc cung tận tuỵ, đến chết mới thôi, đến như việc thành bại được mất,
chẳng phải thần sáng suốt hay đủ tài năng mà biết trước được”.
Liền đó có chiến dịch Tán Quan. Biểu này không có trong Gia Cát Lượng
tập, mà thấy được ở sách Mặc ký của Trương Nghiễm
.
Mùa đông, Lượng lại ra Tán Quan, vây Trần Thương, Tào Chân chống
cự, Lượng hết lương phải quay về. Nguỵ tướng Vương Song dẫn kỵ binh