thấy lợi chẳng làm. Nếu nay ta mang đại quân thảo phạt, trên thì cùng với họ
phân chia đất đai
mưu tính về sau, dưới thì thu lấy dân mở rộng bờ cõi,
bày ra uy vũ bên trong, họ chẳng ngồi yên vậy. Ví bằng họ án binh bất động
giữ tình hoà hảo, khi ta Bắc phạt, chẳng phải lo nghĩ về phía Đông, mà địch
quân ở Hà Nam chẳng dám về hết phía Tây, cái lợi ấy, cũng đã là to lớn lắm
rồi. Cái tội tiếm xưng của Quyền, chưa nên làm rõ vậy”. Rồi sai Vệ uý Trần
Chấn đến chúc mừng Quyền lên ngôi đế.
Năm thứ chín, Lượng lại ra Kỳ sơn, lấy trâu gỗ vận chuyển lương thảo.
Hán Tấn xuân thu chép: Lượng vây Kỳ Sơn, cho vời vua rợ Tiên Ti là
Kha Bỉ Năng, Bỉ Năng đến phía bắc Thạch Thành hưởng ứng Lượng. Bởi
Đại tư mã Tào Chân nhà Nguỵ đang ốm, Tư mã Tuyên Vương từ Kinh Châu
về triều, Nguỵ Minh nói: “Phương Tây có việc trọng đại, phi tướng quân
không còn ai để phó thác nữa”. Rồi sai Tuyên Vương đi về Tây đến Trường
An, đôn đốc bọn Trương Cáp, Phí Diệu, Đới Lăng, Quách Hoài. Tuyên
Vương sai Diệu-Lăng giữ bốn nghìn tinh binh phòng thủ Thượng Nhai, còn
lại đều sang tây cứu Kỳ Sơn. Cáp muốn chia binh đóng ở Ung-My, Tuyên
Vương nói: “Ta đồ rằng để độc lập đảm đương việc nơi tiền tuyến, chỉ còn
mỗi tướng quân vậy; nếu tướng quân chẳng gánh vác mà phân binh làm tiền
hậu, lại giống như nước Sở chia quân làm ba cánh rồi bị Kình Bố đánh bại
ngày trước
.” Rồi tiến binh. Lượng chia vây đánh, lại thân chinh đón đánh
Tuyên Vương ở Thượng Nhai. Quách Hoài-Phí Diệu tập kích Lượng, bị
Lượng đánh tan, nhân đó gặt hết lúa mạch ở ngoài đồng, gặp Tuyên Vương
ở phía đông Thượng Nhai, Tuyên Vương thu binh cậy hiểm mà giữ, hai bên
không giao chiến, Lượng đành dẫn quân quay về. Tuyên Vương bám theo
Lượng đến Lỗ Thành. Trương Cáp nói: “Bên kia từ xa đến đánh ta, muốn
đánh không được, ấy là ta không đánh mà có lợi, muốn dụng kế lâu dài để
kiềm chế họ. Vả lại Kỳ Sơn biết rằng đại quân ở gần đây, cũng yên tâm cố
thủ, ta có thể dừng viện đóng binh giữ vững thế này, nên chia một đội kỳ
binh, bất ngờ vòng phía sau đánh tập hậu, chứ chẳng nên tiến quân mà
không dám quyết đấu, ngồi yên một chỗ khiến người dân mất cả hy vọng.
Nay Lượng ít quân thiếu lương, cũng phải rút vậy.” Tuyên Vương không
nghe, vẫn bám theo Lượng. Đã vậy, lại lên núi lập doanh trại, nhất định