TAM THỂ: KHU RỪNG ĐEN TỐI - TẬP 2 - Trang 50

đồng phòng ngự toàn cầu cùng nhau tổ chức, mục đích là để cộng đồng quốc tế đạt đến đồng thuận về thái độ đúng đắn trước chủ nghĩa đào vong, đồng thời đặt ra luật

pháp quốc tế về vấn đề này. Tiếp theo, chúng ta sẽ nhìn lại sơ qua quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa đào vong.

Sau khi nguy cơ Tam Thể xuất hiện, chủ nghĩa đào vong cũng theo đó được sinh ra, luận điểm chính của nó là: bởi khoa học mũi nhọn của loài người đã bị khóa cứng, lên

kế hoạch phòng vệ Trái đất và Hệ Mặt trời ở thời điểm bốn thế kỷ rưỡi sau là điều vô nghĩa, xét trình độ công nghệ mà loài người có thể đạt được sau hơn bốn trăm năm

nữa, mục tiêu tương đối thực tế có lẽ là chế tạo ra tàu vũ trụ liên sao

[9]

, để cho một bộ phận nhỏ loài người có thể chạy trốn ra ngoài không gian, tránh cho nền văn minh

nhân loại bỉ tiêu diệt hoàn toàn.

Về địa điểm chạy trốn, có ba lựa chọn như sau, thứ nhất: thế giới mới, tìm trong không gian liên sao một thế giới mới mà loài người có thể sinh tồn. Đây rõ ràng là mục

tiêu lý tưởng nhất, nhưng cần có tốc độ bay cực cao và hành trình sẽ dài đằng đẵng, với trình độ công nghệ loài người có thể đạt tới trong giai đoạn khủng hoảng này, khả

năng thực hiện không cao lắm. Thứ hai: nền văn minh tàu vũ trụ, tức là những người bỏ trốn sẽ biến tàu vũ trụ thành nơi cư trú vĩnh cửu, để văn minh nhân loại được duy

trì trong một hành trình vô tận. Lựa chọn này cũng gặp phải những khó khăn giống như lựa chọn đầu tiên, chỉ là nghiêng nhiều hơn về công nghệ tạo ra hệ thống sinh thái

tuần hoàn quy mô nhỏ, kiểu hệ sinh thái khép kín hoàn toàn vận hành đa thế hệ này vượt rất xa năng lực công nghệ của loài người trong thời điểm hiện tại. Thứ ba, tạm

lánh, sau khi văn minh Tam Thể đã hoàn thành đinh cư ở Hệ Mặt trời, bộ phận nhân loại đã bỏ trốn ra ngoài không gian sẽ tích cực giao lưu với xã hội Tam Thể, chờ đợi

và thúc đẩy họ nói lỏng chính sách đối với phần nhân loại còn sót lại ngoài vũ trụ, cuối cùng trở lại Hệ Mặt trời, chung sống với văn minh Tam Thể ở quy mô tương đối

nhỏ. Phương án tạm lánh được coi là phương án khả thi nhất, nhưng lại phụ thuộc vào quá nhiều biến số.

Sau khi chủ nghĩa đào vong xuất hiện không lâu, toàn cầu đã có nhiều cơ quan truyền thông đưa tin: hai cường quốc về công nghệ hàng không vũ trụ là Mỹ và Nga đã bí

mật khởi động kế hoạch chạy trốn ra ngoài vũ trụ riêng. Tuy rằng chính phủ hai nước lập tức kiên quyết phủ nhận, nhưng vẫn gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong

cộng đồng quốc tế, đồng thời dấy lên phong trào đòi “công hữu hóa công nghệ”. Trong kỳ họp đặc biệt thứ ba của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, rất nhiều quốc gia đang

phát triển đã yêu cầu Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và Liên minh châu Âu công khai công nghệ, cung cấp miễn phí cho cộng đồng quốc tế tất cả những công nghệ tiên tiến

kể cả công nghệ hàng không vũ trụ, để tất cả mọi quốc gia và dân tộc của loài người đều có cơ hội bình đẳng trước nguy cơ Tam Thể. Người đề xướng “công hữu hóa

công nghệ” còn nhắc lại một tiền lệ: đầu thế kỷ này, một số công ty được phẩm lớn của châu Âu từng đòi các quốc gia châu Phi trả khoản tiền phí bản quyền kỹ thuật

kếch xù để sản xuất các loại thuốc chữa bệnh AIDS tiên tiến nhất, dẫn đến một vụ tố tụng được cả thế giới quan tâm. Đứng trước tình thế cam go, bệnh AIDS đang nhanh

chóng lan tràn khắp châu Phi, dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận, mấy hãng được phẩm lớn đã tuyên bố từ bỏ quyền sáng chế trước khi phiên tòa được mở ra. Hiện nay,

trước nguy cơ tối hậu mà thế giới đang phải đối mặt, công khai công nghệ là trách nhiệm không thể chối từ của các nước tiên tiến đối với toàn thể nhân Loại. Phong trào

“công hữu hóa công nghệ” này được các quốc gìa đang phát triển nhất trí hưởng ứng, thậm chí còn nhận được sự ủng hộ từ một số quốc gia thành viên Liên minh châu

Âu, nhưng trong hội nghị của Hội đồng phòng ngự toàn cầu của Liên Hiệp Quốc, kiến nghị trên đã bị phủ quyết. Sau đó, trong kỳ họp đặc biệt thứ năm của Đại hội đồng

Liên Hiệp Quốc, hai nước Trung Quốc và Nga đã đề xuất một phương án “công hữu hóa công nghệ có giới hạn”, kiến nghị tiến hành công hữu hóa công nghệ giữa các

nước thường trực Hội đồng phòng ngự toàn cầu, cũng Lập tức bị hai nước Anh và Mỹ phủ quyết. Chính phủ Mỹ phát biểu, bất cứ hình thức công hữu hóa công nghệ nào

cũng đều không thực tế, đó Là suy nghĩ ấu trĩ, kể cả trong tình hình trước mắt. Sự an toàn của nước Mỹ vẫn có vị trí quan trọng “chỉ sau phòng vệ Trái đất”. Sự thất bại

của đề xuất “công hữu hóa công nghệ có giới hạn” đã gây chia rẽ giữa các cường quốc công nghệ, kéo theo sự phá sản của phương án xây dựng Hạm đội Liên hiệp Trái

đất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.