8. Mùa xuân tĩnh lặng
Hai năm sau, dãy núi Đại Hưng An.
“Cây đổ rồi đây…”
Cùng với tiếng hô lanh lảnh ấy, một thân cây thông rụng lá
(*)
to như cây
cột của điện thờ Pantheon ầm ầm đổ xuống, Diệp Văn Khiết cảm thấy mặt
đất rung lên. Cô cầm rìu và cưa ngắn, bắt đầu loại bỏ những cành nhánh
trên thân cây khổng lồ. Mỗi lần làm việc này, cô luôn có cảm giác mình
đang sửa sang lại di thể cho một người khổng lồ. Cô thậm chí còn tưởng
tượng: người khổng lồ này chính là cha mình. Những lúc thế này, cảm giác
lúc cô ở nhà quàn chỉnh trang lại dung mạo cho di thể của cha mình vào cái
đêm thê lương hai năm về trước lại tái hiện. Những mảng vỏ cây bong tróc
trên thân cây thông, tựa hồ chính là những vết thương chi chít khắp người
cha cô…
(*) Thông rụng lá là những cây có quả hình nóng trong chi Larix, thuộc
họ Thông. Cao từ 20-45 m, chúng là cây bản địa tại nhiều nơi thuộc vùng
ôn đới của bán cầu Bắc, tại các vùng đất thấp ở phương Bắc và trên các
vùng núi cao ở phương Nam.. Thông rụn lá là một trong những loài cây
mọc nhiều trong những cánh rừng taiga mênh mông ở Nga và Canada.
Hơn một trăm nghìn người thuộc sáu sư đoàn bốn mươi mốt tiểu đoàn
của Binh đoàn sản xuất xây dựng Nội Mông Cổ rải rác khắp vùng rừng rậm
và thảo nguyên mênh mông này. Lúc mới từ thành tự đến với chốn lạ lẫm
này, rất nhiều thanh niên trí thức trong binh đoàn đều ôm một kỳ vọng lãng
mạn: khi đoàn xe tăng của Đế quốc Liên Xô
(*)
tập kết vượt qua biên giới
Trung-Mông, họ sẽ nhanh chóng vũ trang, dùng máu thịt của mình đê xây
dựng nên rào chắn đầu tiên của nước Cộng Hoà. Thực ra, đây cũng là một
trong những suy nghĩ chiến lược lúc thành lập ra binh đoàn. Nhưng cuộc
chiến tranh mà họ khát vọng ấy lại giống như những rặng núi xa tít tắp chân
trời trên thảo nguyên, nhìn thấy rõ mồn một nhưng không thể nào tới gần,
vì vậy họ chỉ còn biết khẩn hoang, chăn nuôi và chặt phá. Những người trẻ