TAM THỂ: TẬP 1 - Trang 104

tuổi từng đốt cháy tuổi thanh xuân trong phong trào “Nối vòng tay lớn” ấy
nhanh chóng nhận ra, so với trời đất mênh mông ở nơi này, thành phố lớn
nhất trong nội địa chẳng qua chỉ là một khu chăn thả cừu mà thôi; ở nơi
rừng rậm và thảo nguyên mênh mang lạnh giá này, thiêu đốt chẳng có ý
nghĩa gì cả, một bầu máu nóng phun trào ra còn bị đông lạnh nhanh hơn
một đống phân bò, mà còn chẳng có giá trị sử dụng bằng phân bò nữa. Thế
nhưng, đốt cháy là số mệnh của họ, bọn họ là thế hệ đốt cháy. Vì vậy, dưới
lưỡi cưa máy và cưa điện của họ, từng mảng rừng lớn đã hoá thành đất
hoang núi trọc; nhờ máy kéo và máy gặt đập liên hợp của họ, từng mảng
thảo nguyên đã được cày thành ruộng lương thực, rồi biến thành sa mạc.

(*) Vào thời điểm đó, quan hệ Trung Quốc và Liên Xô rất căng thẳng.

Phía Trung Quốc gọi Liên Xô là Đế quốc Xã hội chủ nghĩa.

Diệp Văn Khiết chỉ có thể miêu ta sự chặt phá mà cô trông thấy bằng

tính từ “điên cuồng”, những cây thông rụng lá cao lớn của vùng núi Hưng
An, những cây thông long não bốn mùa xanh tươi tốt, những gốc bạch hoa
thẳng tắp sừng sững, những thân cây sơn dương cao chọc trời, rồi linh sam
Siberia, hắc hoa, cây sồi, cây du, cây liễu thủy khúc, liễu xuyên thiên, sồi
Mông Cổ… thấy gì là họ chặt cái đó, mấy trăm chiếc cưa máy như một đàn
châu chấu bằng sắt thép, đại đội của họ đi tới đâu, nơi đó chỉ còn lại những
gốc cây trơ trọi.

Cây thông rụng lá xử lý xong xuôi sẽ được máy kéo bánh xích kéo đi, ở

đầu kia của thân cây, Diệp Văn Khiết nhè nhẹ vuốt ve mặt cắt mới tinh ấy,
cô thường làm vật một cách vô thức, vì luôn có cảm giác đó là một vết
thương lớn, tựa hồ còn cảm nhận được nỗi đau đớn của cái cây. Bỗng nhiên,
cô trông thấy trên vết cắt ở gốc cây cách đó không xa cũng có một bàn tay
đang vuốt ve nhè nhẹ, sự run rẩy trong tâm linh từ bàn tay ấy làn truyền ra,
cộng hưởng với cô. Bàn tay đó tuy rất trắng trẻo, nhưng có thể nhận ra nó
thuộc về một người đàn ông. Diệp Văn Khiết ngẩng đầu, nhận ra người
đang vuốt ve gốc cây ấy là Bạch Mộc Lâm, một thanh niên gầy gò đeo kính,
phóng viên báo Đại Sản Xuất trực thuộc binh đoàn, mới đến thăm đại đội
cô từ hôm kia. Diệp Văn Khiết từng đọc bài viết của anh, câu chữ rất hay,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.