(*) Người ta vẽ rồng luôn vẽ mắt sau cùng, ý muốn nói đến sự hoàn hảo.
Ngày hôm sau, tôi vẫn luôn nghĩ về khối cầu nhảy múa trong cái
“không” đó của mình, đầu óc tôi chưa bao giờ hoạt động hết công suất như
vậy cả, đến nỗi có nhà sư còn hỏi trưởng lão phải chăng tâm thần tôi có
vấn đề gì, trưởng lão mỉm cười nói: không sao, cậu ấy tìm được “không”
rồi. Đúng thế, tôi đã tìm được “không”, giờ tôi có thể ẩn cư ở chốn thị
thành được rồi, dù thân ở giữa chốn đông người huyên náo, nội tâm tôi
cũng vẫn tĩnh lặng vô cùng. Đó là lần đầu tiên tôi hưởng thụ được niềm vui
của toán học, nguyên lý vật lý của bài toán Ba vật thể
(*)
rất đơn thuần,
thực ra là một vấn đề toán học. Lúc này, tôi chẳng khác nào một kẻ phóng
đãng suốt nửa đời chỉ chơi bời lêu lổng bỗng nhiên cảm nhận được ái tình
chân chính vậy.
(*) Bài toán tính toán chuyển động do lực hấp dẫn tác động lên nhau của
ba vật thể có khối lượng giống nhau hoặc gần giống nhau, là một bài toán
kinh điển trong vật lý cổ điển, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nghiên
cứu chuyển động của các thiên thể, từ thế kỷ 16 đến nay vẫn luôn được chú
trọng. Nhà toán học Thụy Sĩ Euler, nhà toán học Pháp Joseph Lagrange, và
một số học giả gần đây nhờ vào sự giúp đỡ của nghiên cứu khoa học máy
tính, đều đã tìm ra một số nghiệm trong các trường hợp đặc biệt của bài
toán Tam Thể này. (TG)
“Anh biết Poincaré
(*)
không?” Uông Diểu ngắt lời Ngụy Thành.
(*) Jules Henri Poincaré (1854-1912), nhà toán học, vật lý lý thuyết và
triết gia người Pháp. Khi nghiên cứu bài toán Ba vật thể, ông là người đầu
tiên khám phá ra Hệ có tính tất định hỗn độn, sau này là cơ sở cho lý thuyết
hỗn độn hiện đại. Ông được coi là một trong những cha đẻ của tô pô học.
(TG)
Lúc đó tôi không biết, học toán mà không biết Poincaré là không đúng,
nhưng tôi xưa nay chẳng kính ngưỡng các bậc thầy, mà bản thân cũng
không muốn trở thành bậc thầy, nên không biết. Mà kể cả lúc đó đã biết đến
Poincaré, tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu bài toán Ba vật thể này. Cả thế