TAM THỂ: TẬP 1 - Trang 84

6. Vũ trụ nhấp nháy phần 1

Uông Diểu lái xe dọc đường Kinh Mật đến huyện Mật Vân, rồi rẽ vào

đầm Hắc Long, đi thêm một đoạn đường vòng quanh núi nữa là đến cơ sở
quan trắc thiên văn vô tuyến của Trung tâm quan trắc thiên văn Quốc gia
thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc. Anh thấy hai mươi tám chiếc
ăng ten parabol đường kính mỗi chiếc khoảng 9 mét xếp thành hàng ngang
dưới ánh chiều tà, trông như một thể một hàng cây kim loại lừng lững, hai
ăng ten kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ đường kính 50 mét hoàn thành
năm 2006 đứng sừng sững ở hai đầu dãy ăng ten 9 mét, lúc lái xe đến gần
chúng, Uông Diểu không khỏi liên tưởng đến cảnh nền tấm ảnh hai mẹ con
Dương Đông chụp chung kia.

Nhưng dự án mà học sinh của bà Diệp Văn Khiết đang thực hiện lại

không liên can gì đến kính thiên văn vô tuyến này, phòng thí nghiệm của
tiến sĩ Sa Thụy Sơn chủ yếu là thu thập dữ liệu quan trắc của ba vệ tinh: vệ
tinh thăm dò bức xạ nển vi sóng vũ trụ COBE được phóng lên từ tháng 11
năm 1989 nay đã sắp sửa bị đào thải, tàu thăm dò dị hướng vi sóng
Wilkinson hay WMAP phóng năm 2003 và tàu thăm dò bức xạ nền vi sóng
vũ trụ độ nhạy cao Planck do Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) phóng năm
2007.

Về tổng thể, phổ phân bố của bức xạ nền vi sóng vũ trụ đồng nhất chính

xác với phổ phát xạ của một vật đen tuyệt đối có nhiệt độ 2,726 độ K và
bức xạ đó có tính đẳng hướng với độ chính xác cao, nhưng xét về cục bộ,
cũng tồn tại sai số trong khoảng cộng trừ 5 phần triệu. Công việc của Sa
Thụy Sơn chính là dựa vào số liệu quan trắc được của vệ tinh, vẽ lại một
bức bản đồ bức xạ nền vi sóng của vũ trụ một cách chi tiết hơn. Phòng thí
nghiệm này không lớn lắm, trong phòng máy tính chất đầy các thiết bị thu
nhập số liệu vệ tinh, có ba thiết bị đầu cuối lần lượt hiển thị số liệu từ ba vệ
tinh khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.