ngoài hình dạng và bố trí các viên đá quý trên đó thì hoàn toàn giống nhau.
Một trong hai chiếc Chén Thánh được các đời hoàng đế gìn giữ đến ngày
nay, chiếc còn lại được cất vào một gian mật thất nhỏ bị niêm phong tuyệt
đối ở sâu dưới nền móng đại giáo đường Hagia Sophia cùng với các thánh
vật khác, khi giáo đường này được xây xong vào năm 537 Công nguyên.
Chiếc Chén Thánh đang ở trước mắt ông ta hiển nhiên là chiếc thứ hai, vì
chiếc còn lại đã hằn lên dấu vết của thời gian, ảm đạm lu mờ - đương
nhiên, phải so sánh với chiếc đó thì mới nhận ra được chiếc Chén Thánh
này trông mới tinh khôi như thể vừa được đúc ngày hôm qua vậy.
Vốn dĩ không ai tin lời Helena, mọi người đều cho rằng đây là đồ cô ta
trộm được của một khách làng chơi giàu có, vì tuy có rất nhiều người biết
chuyện bên dưới đại giáo đường có phòng bí mật, nhưng biết được vị trí
chính xác của căn phòng ấy lại rất ít; vả lại, giữa những khối đá khổng lồ
bên dưới nền móng giáo đường không có cánh cửa nào, thậm chí cả đường
hầm dẫn đến căn phòng bí mật ấy cũng không có, không hao tốn nhân lực
và thời gian thì hoàn toàn không thể nào vào đó được. Bốn ngày trước, xét
đến cục thế nguy nan của thành phố, Hoàng đế ra lệnh đem hết mọi văn
kiện và thánh vật quý hiếm đóng gói lại để khi khẩn cấp có thể nhanh
chóng chuyển đi, mặc dầu trong lòng ông ta biết rõ đường bộ, đường biển
đều đã bị cắt đứt, tường thành mà bị phá thì không còn nơi nào có thể đi
được nữa. Ba mươi người phu mất trọn ba ngày mới vào được mật thất,
họ thấy các khối đá quây lại thành căn phòng này cơ hồ lớn ngang với đá
xây kim tự tháp Kheops. Các thánh vật đều được đặt trong một quan tài đá
nặng nề bên trong mật thất, chằng ngang dọc mười hai đai sắt to tướng,
phải mất hồi lâu mới mở ra được. Khi tất cả các đai sắt đều đã bị cưa đứt,
năm người phu bị đám lính vũ trang xung quanh giám sát chặt chẽ, dốc hết
sức lực đẩy nắp quan tài nặng nề ra, thứ đầu tiên thu hút ánh mắt của mọi
người không phải các thánh vật và châu báu đã bị niêm phong nghìn năm