TÂM TÌNH VỚI ĐẤT MẸ - Trang 20

từ trở thành nhiều chủng loại của con người. Nhờ khối óc nên con người trở nên
thông minh, sáng tạo ra nông nghiệp, kỹ thuật và ảnh hưởng tới trái đất một cách
rất hiệu quả. Trong lịch sử của sự sống, chưa có loài nào trên thế giới có thể ảnh
hưởng lên trái đất một cách lớn lao như vậy. Và con người bắt đầu nhân cách hóa,
con người nghĩ rằng: Thượng đế, tức lực lượng tạo ra trời đất, phải có hình dáng của
một con người.

Trong kinh điển nói: Thượng đế tạo ra con người dưới hình ảnh của Ngài. Nhưng

trên thực tế thì chính con người đã tạo ra Thượng đế. Đó gọi là nhân cách hóa.
Trong đạo Bụt, chúng ta nói tới Phật tánh, tức khả năng hiểu, thương và tỉnh thức.
Chúng ta nói tới Phật tánh, không những của con người mà còn của những loài
khác, vì vậy trong Thiền tông có công án: Con chó có Phật tánh hay không? Chúng
ta có tụng một bài kinh, trong đó có câu: Tình dữ vô tình đồng thành Phật đạo - tất
cả các loài, dù hữu tình hay vô tình, đều có thể thành Phật. Không những con chó,
con nai, con thiên nga, con cá, con chim có thể thành Phật, mà cây trúc đào, cây
xoài, cây chanh cũng có thể thành Phật. Cỏ cây, đất đá đều có thể thành Phật, đó là
tình dữ vô tình đồng thành Phật đạo.

Nhưng con người có khuynh hướng muốn coi mình cao hơn hết mọi loài. Con

người nhìn mọi loài bằng con mắt phân biệt, nghĩ rằng Phật, Thánh hay Thượng đế
chỉ có thể là con người mà thôi.

Mặt trời là một vị Bồ tát lớn

Nếu quán chiếu sâu sắc, chúng ta thấy trước khi con người xuất hiện trên trái

đất, đã có sự hiện diện của các vị Bụt và Bồ tát. Các vị Bụt và Bồ tát không hẳn phải
mang hình thức một con người. Ví dụ như mặt trời mà mỗi ngày chúng ta thấy là
một ngôi sao rất lớn trong dải ngân hà có triệu triệu ngôi sao. Mặt trời là một trong
những ngôi sao lớn nhất của tinh hà này. Mỗi ngày mặt trời hiến tặng bản thân của
mình dưới hình thái ánh sáng. Hành tinh của chúng ta là trái đất mỗi ngày tiếp thu
một ít ánh sáng mặt trời để có thể chế tác được sự sống.

Nhìn cho kỹ thì mặt trời là một vị Bụt có hào quang vô lượng và thọ mạng vô

lượng. Mặt trời lớn gấp 330.000 lần trái đất và đường kính gần 1 triệu rưỡi cây số.
Mỗi ngày mặt trời lấy hình hài của mình chế thành ánh sáng hiến tặng cho thế
gian. Ánh sáng vô lượng và thọ mạng vô lượng, đó là đức Bụt A Di Đà. Mỗi ngày đức
Bụt A Di Đà có mặt cho trái đất và cho chúng ta trong hình hài của chúng ta. Trong
chúng ta có mặt trời, cũng như trong bông hoa có Mặt trời. Lấy mặt trời ra thì
chúng ta chết. Trong kinh nói Di Đà là tự tánh, chúng ta đã có được Di Đà trong
thân và tâm của mình. Nếu bản chất của A Di Đà là vô lượng quang, vô lượng thọ thì

http://tieulun.hopto.org

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.