TÂM TÌNH VỚI ĐẤT MẸ - Trang 21

mặt trời đúng là vô lượng quang, vô lượng thọ. Mặt trời là Suna, là thần Thái
Dương, là Bụt A Di Đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ. Mỗi ngày mặt trời đi chơi từ
phương Đông qua phương Tây nên người ta nghĩ rằng nhà của mặt trời hay của Bụt
A Di Đà là phương Tây. Chúng ta không cần phải nhớ tưởng hay niệm đức A Di Đà.
Đức A Di Đà đang có mặt trong hình hài ta, có mặt với chúng ta trong mỗi giây
phút của đời sống hằng ngày. Muốn nhìn hình hài của mặt trời thì mình nhìn lên,
muốn tiếp xúc với năng lượng của mặt trời thì nó có ngay trên trái đất và trong hình
hài của chúng ta.

Mặt trời là một vị Bụt, một vị đại Bồ tát. Mặt trời không cần phải mang hình hài

một con người. Lâu nay trong đạo Kitô người ta quan niệm Thượng đế là đấng tạo
hóa có hình hài của một con người. Nhưng sau này nhiều nhà thần học đã đặt vấn
đề: Có phải Thượng đế có hình hài của một con người hay không? God is a person
or not?
Rất nhiều nhà thần học Kitô giáo không đồng ý rằng Thượng đế có hình hài
của một con người.

Lúc còn sống, Albert Einstein có đọc một bài diễn văn, trong đó ông nói ông

không tin rằng Thượng đế có hình dáng của một con người. Sau đó, những nhà thần
học như Paul Tillich cũng nói như vậy: God is not a person.

Trong đạo Bụt chúng ta có danh từ pháp thân (Dharmakàya). Danh từ pháp

thân có ít nhất là hai nghĩa:

1. Trước nhất, pháp thân là sự thực tập của chúng ta. Mỗi người chúng ta đều có

pháp thân, tức có sự thực tập. Sự thực tập của chúng ta có thể yếu kém hay hùng
mạnh. Nếu sự thực tập của ta vững chãi thì ta có thể xử lý được những nỗi khổ niềm
đau và chế tác được niềm vui. Đó là Dharmakàya, là pháp thân của chúng ta. Ta tu
tập, hành trì như thế nào để pháp thân càng ngày càng vững, ta có thể chế tác niềm
vui và chuyển hóa niềm đau một cách dễ dàng. Có pháp thân là ta có Phật thân, đi
đâu hay ngồi đâu trong ta cũng có Bụt.

2. Sau này, nhất là trong Đại thừa, chữ pháp thân có nghĩa là nền tảng của vạn

pháp. Vạn pháp có thiên hình vạn trạng, có muôn ngàn pháp, nhưng tất cả đều
nương tựa trên một nền tảng gọi là pháp thân.

Bên Kitô giáo, nhiều nhà thần học cũng nói tới Thượng đế như một pháp thân.

Nhà thần học người Đức, Paul Tillich, nói: “Thượng đế là nền tảng của hiện hữu”.
God is the ground of being.

Đạo Phật cũng nói: Pháp thân là nền tảng của tất cả các pháp. Cho rằng Thượng

đế là nền tảng của hiện hữu cũng gần giống như khi ta nói pháp thân là nền tảng của
các pháp. Phật tử sẽ không khó khăn khi chấp nhận một Thượng đế như là bản thể,

http://tieulun.hopto.org

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.