- Ở đây ? Tôi không nghĩ là bà không có bất cứ một sự may mắn
nào... Nó như thế nào ?
- Nó bằng mã não, ẩn trong một dây bện bằng vàng... Và ở vào thời
kỳ 1830...
- Tôi không hiểu... - Ông nói ngập ngừng - Tại sao bà lại hỏi tôi điều
đó ?
Bà ta bỏ mạng che mặt và cởi áo măng-tô của mình ra.
Ông lùi lại như là đứng trước một cảnh tượng làm ông ghê sợ và nói
thì thầm:
- Áo dài xanh.... mũ không vành... A! Có thể như thế không ? Vòng
cổ hạt huyền !...
Có thể là việc thấy cái roi có ba sợi lác đưa đến cho ông một sự chấn
động mạnh mẽ. Ông giơ ngón tay về phía bà, bắt đầu đi lảo đảo và cuối
cùng khua cánh tay của mình như một ngưòi bơi đang chìm. Ông đổ xuống
ghế dựa bất tỉnh.
Hortense không động đậy. "Dù hài kịch nào mà ông ta có thể đóng,
Rénine đã viết, thì bà hãy can đảm và giữ thái độ vô cảm". Có thể ông ta
không đóng hài kịch, tuy nhiên bà buộc phải bình tĩnh và thờ ơ.
Việc đó kéo dài một hoặc hai phút, sau đó ông Pancardi thoát ra khỏi
sự sợ hãi, lau mồ hôi làm ướt trán ông và tìm cách lấy thế chủ động, lại nói
với một giọng run rẩy:
- Tại sao bà lại hỏi tôi ?
- Bởi vì cái kẹp móc ấy đang thuộc quyền ông.
- Ai nói với bà điều ấy ? - Ông nói mà không phản đối lời buộc tội -
Làm sao bà biết điều đó ?
- Tôi biết vì nó là như vậy. Không có ai nói với tôi cả- Tôi đến với sự
tin chắc là tìm lại kẹp móc của tôi ở đây và với một ý muốn khôn nguôi là
lấy lại nó.
- Thế bà biết tôi à ? Bà biết tên tôi ?
- Tôi không biết ông. Tôi không biết tên ông trước khi thấy nó ở cửa
hàng của ông: Đối vối tôi, ông chỉ đơn giản là người trả lại cho tôi cái gì
thuộc về tôi.
Ông ta rất bối rối. Ông đi lại trong một khoảng không gian hẹp do
một vòng tròn đồ đạc sắp thành cọc để lại. Ông đập một cách vô thức lên
những đồ đạc làm chúng mất thăng bằng.