dân phải đứng dậy.
“Được rồi”, Lissa hơi lúng túng. “Ngồi xuống đi”. Cô ngồi đối diện
Jill. Chiếc ghế cô ngồi là chiếc ghế lớn nhất phòng, chiếc ghế Tatiana vẫn
luôn sử dụng.
Jill hơi ngập ngừng, rồi hướng ánh mắt sang tôi. Có lẽ tôi đã truyền
cho cô bé nghị lực nên cô đã ngồi xuống. Tôi ngồi cạnh Lissa, hơi nhăn nhó
vì ngực nhói đau. Sự lo lắng cho tôi tạm thời khiến Jill phân tâm.
“Chị thấy thế nào? Chị vẫn ổn chứ? Sao chị lại ra khỏi giường?” Tính
huyên thuyên đáng yêu. Tôi rất mừng lại thấy cô bé như vậy.
“Chị khỏe mà”, tôi nói dối. “Khỏe như vâm ấy”.
“Em lo quá. Khi em thấy cảnh tượng… có quá nhiều máu, mà lại ầm ĩ,
không ai biết chị có qua khỏi không…” Jill nhăn trán. “Em không biết nữa.
Đáng sợ quá! Em rất mừng vì chị không sao”.
Tôi vẫn mỉm cười hi vọng trấn an cô. Rồi sự im lặng trùm xuống. Căn
phòng trở nên căng thẳng. Trong các tình huống chính trị, Lissa là chuyên
gia, vẫn luôn có cách hóa giải mọi việc bằng ngôn từ chuẩn xác của mình.
Tôi là người lên tiếng trong những tình huống khó khăn, nói ra những
chuyện khiến người ta kinh ngạc. Chuyện không ai muốn nghe. Tình huống
này có lẽ yêu cầu thuật ngoại giao của Lissa hơn, nhưng tôi biết mình mới
là người phải chịu trách nhiệm.
“Jill, bọn chị muốn hỏi liệu em, ờ, có muốn tham gia lễ trao vương
miện không?”
Ánh mắt Jill liếc nhìn Lissa - vẫn ngây như phỗng - rồi nhìn tôi. “Chị
nói ‘tham gia’ là ý gì? Em sẽ phải làm?”
“Không có gì khó cả”, tôi trấn an cô bé. “Chỉ là vài nghi thức mà
thành viên trong gia đình phải thực hiện thôi. Chuyện lễ nghi chẳng hạn.
Như những gì em đã làm trong cuộc bỏ phiếu”. Tôi không được chứng
kiến, nhưng hẳn Jill chỉ phải đứng bên cạnh Lissa để chứng minh sức mạnh
của gia tộc. Chỉ một chuyện nhỏ như vậy mà luật lệ cứ nhất nhất yêu cầu.
“Chủ yếu là giả vờ và khoác vẻ mặt ngoan ngoãn”.