Nhưng họ đã lầm: đồng nửa kopeck tuy nhỏ nhưng nó tượng trưng cho sự
lương thiện của con người, cho sự kính trọng con người. Nói cách khác, họ
coi thường con người, họ đái lên đầu con người. Không ai đòi hỏi quyền
được hưởng những đồng nửa kopeck. Và con người mất giá trị vì thế".
Trên một chiếc giường khác, một tù nhân đang đọc sách ngừng lại để nói
với người nằm ở giường bên:
"Chính phủ của Nga Hoàng thối nát. Một chính phủ yếu xìu như thế không
đổ sao được. Anh nghe này: Một thiếu phụ cách mạng tuyệt thực trong tám
ngày để bắt một anh quản đốc nhà tù phải xin lỗi…
ngu đần này chịu xin lỗi… Bây giờ làm gì có ai dám nghĩ đến chuyện đòi
Quản đốc Nhà tù Krasnaya Presnya xin lỗi…?"
"Bây giờ họ sẽ nhét thức ăn vào ruột bà ta vào ngày tuyệt thực thứ ba. Sau
đó, họ cho bà ta thêm một hạn tù nữa vì tội khiêu khích. Anh đọc chuyện
đó ở đâu vậy?"
"Trong tiểu thuyết của Gorki".
Tù nhân Dvoyetyosov nằm gần đó ngóc đầu lên:
"Ai đọc Gorki đó?"
"Tôi".
"Đọc làm chi vậy?"
"Đọc để biết chuyện ngày xưa ra sao, cũng có lợi lắm chứ. Như những chi
tiết Gorki tả về khám đường Niznhy Novgrod chẳng hạn. Ở khám đường
này, anh có thể bắc thang trèo qua tường mà không ai ngăn cản anh hết.
Anh có thể tưởng tượng nổi chuyện ấy không? Về bọn giám thị thì Gorki tả
cho ta biết rằng họ có súng lục nhưng lâu quá không được dùng đến nên
súng rỉ hết, họ chỉ có thể dùng súng vào việc thay búa đóng đinh lên vách.
Biết được những chuyện ấy cũng có lợi lắm chứ?"
Ở bên dưới họ, đề tài thảo luận được nói đến luôn trong những nhà tù đang
được nhiều người tham dự. Đó là đề tài Người ta nên ở tù lúc nào nhất?
Cách đặt câu hỏi này cho người ta thấy quan niệm chung là ở đời này
không ai tránh khỏi việc ở tù, chẳng sớm thì muộn ai cũng phải tù. Những
người ở tù thường có khuynh hướng phóng đại số người ở tù. Thực ra hiện