TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 124

Các công ty này tạo ra những dòng tiền rất lớn. Trong năm 2003, dòng tiền này đã lên đến 44,3

tỉ đô-la Mỹ. Chính dòng tiền mặt từ các công ty bảo hiểm đã giúp Warren Buffett đầu tư vào

nhiều công ty, cổ phiếu và từ đó tạo nên sự khác biệt cho Berkshire và bản thân ông.

Mua cổ phiếu cũng như mua công ty

Warren Buffett áp dụng một nguyên tắc giống nhau cho việc mua cổ phiếu và mua cả công ty.

Thật ra, Buffett thích mua công ty hơn, vì ông có thể điều khiển tiền và tài sản theo chiến lược

của mình. Tuy vậy, nếu cổ phiếu của một công ty nào đó đang có giá tốt, ông sẽ mua cổ phần và

sở hữu một phần công ty.

Trong cả hai trường hợp, ông áp dụng chiến lược giống nhau. Đó là xem xét cổ phiếu hay

công ty đó với quan điểm một ông chủ chứ không phải chỉ với quan điểm một nhà đầu tư kiếm

lời. Warren Buffett luôn nói rằng ông là một nhà đầu tư và cũng là một doanh nhân.

Bốn nguyên tắc để ra quyết định đầu tư

Warren Buffett lựa chọn đầu tư vào công ty hay cổ phiếu dựa vào việc xem xét bốn nguyên

tắc: kinh doanh, quản lý, tài chính và giá trị.

Nguyên tắc về kinh doanh: Công ty kinh doanh gì? Có đơn giản và dễ hiểu? Công

ty có lịch sử kinh doanh vững chắc? Công ty có triển vọng phát triển trong dài

hạn?

Nguyên tắc về quản lý: Ban quản lý có tài giỏi và năng động? Ban quản lý có

trung thực với cổ đông? Ban quản lý có tuân thủ luật pháp?

Nguyên tắc về tài chính: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tổng sở hữu là bao nhiêu?

Cổ đông được lợi gì từ công ty? Các tỷ suất lợi nhuận của công ty? Công ty có tạo

được 1 đô-la giá trị cho mỗi đô-la lợi nhuận được giữ lại?

Nguyên tắc về giá trị: Giá trị của công ty là bao nhiêu? Có thể mua được công ty

cổ phần với giá thấp hơn giá trị không?

Những quan điểm khác biệt của Warren Buffett

Quan điểm về sự lên xuống của thị trường và chu kỳ kinh tế. Theo Warren Buffett, sự sợ

hãi và tham lam của nhà đầu tư đã làm giá cả thị trường lên xuống bất thường. Trong dài hạn,

nhà đầu cơ – người tạo ra lợi nhuận nhờ sự lên xuống của thị trường – không thể thắng nhà

đầu tư dài hạn – dựa trên kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, sau khi ra quyết định đầu tư,

Warren Buffett không quan tâm đến sự lên xuống của cổ phiếu. Ông cũng không quan tâm đến

chu kỳ kinh tế. Ông chỉ quan tâm đến chỉ số lạm phát vì nó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của

công ty.

Quan điểm về lý thuyết thị trường hiệu quả. Warren Buffett không tin vào lý thuyết thị

trường hiệu quả. Nếu thị trường thật sự hiệu quả thì ông không thể mua được những cổ phiếu

được thị trường định giá thấp hơn giá trị.

Quan điểm về rủi ro. Warren Buffett có một quan điểm khác biệt về rủi ro so với các lý

thuyết và nhà đầu tư khác. Theo ông, rủi ro là sự không thuận lợi xuất phát từ giá trị nội tại của

công ty chứ không phải từ giá cổ phiếu. Sự không thuận lợi về tài chính này xảy ra do chủ quan

của người đầu tư khi ra những phán đoán sai về lợi nhuận của công ty, cũng như những yếu tố

khách quan khác như ảnh hưởng của thuế hay lạm phát. Ngoài ra, Warren Buffett còn cho rằng

rủi ro sẽ đến với những đầu tư ngắn hạn: mua hôm nay và bán ngày hôm sau. Sự dao động khó

đoán của thị trường chứng khoán tạo ra rủi ro cho đầu tư ngắn hạn. Một sự đầu tư “đúng” và

dài hạn sẽ không bị rủi ro ngắn hạn này.

Quan điểm về đa dạng hóa. Warren Buffett không chủ trương đa dạng hóa để chống rủi ro.

Ông chủ trương đầu tư tập trung vào những cổ phiếu, công ty ông hiểu và nghiên cứu kỹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.