gì được sản xuất (trứng vàng) và phương tiện – là năng lực để
sản xuất (con ngỗng).
Nếu chúng ta áp dụng mô hình cuộc sống tập trung vào sản
phẩm (những quả trứng) mà bỏ qua phương tiện sản xuất
(con ngỗng) chúng ta sẽ mất đi phương tiện sản xuất. Nhưng
nếu chúng ta chỉ chăm sóc con ngỗng mà không quan tâm
đến trứng vàng thì cũng sẽ không có gì để nuôi sống con
ngỗng.
Tính hiệu quả phụ thuộc vào cả hai yếu tố: P là sản phẩm
(Production) và PC là năng lực sản xuất (Production
Capability). Sự cân bằng P/PC chính là cốt lõi của tính hiệu
quả. Một công ty hiệu quả không thể chỉ quan tâm đến khách
hàng mà xem nhẹ nhân viên. Một người hiệu quả không vì
làm việc quá sức mà không quan tâm giữ sức khỏe. Sự cân
bằng P/PC luôn tồn tại và có giá trị trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Nó là định nghĩa, là mô thức
của sự thành đạt và cũng là cơ sở hình thành nên bảy thói quen.
Bảy thói quen của người thành đạt
Bảy thói quen của người thành đạt bao gồm:
Ba thói quen về thành quả cá nhân: chủ động lựa chọn; lựa chọn mục tiêu; hành
động cho điều quan trọng nhất;
Ba thói quen về thành quả tập thể: cùng thắng; lắng nghe và thấu hiểu; hợp tác,
thể hiện sự độc lập;
Một thói quen về sự đổi mới phát triển.
Bảy thói quen không phải là một tập hợp rời rạc mà là sự kết hợp chặt chẽ với phương pháp
tịnh tiến liên tục nhằm nâng cao hiệu quả cá nhân và các mối quan hệ của cá nhân đó.
7 thói quen của người thành đạt
Thói quen thứ nhất: Luôn chủ động
Khác với các động vật khác, mỗi người chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn phản ứng, hành
động khi nhận được kích thích. Người chủ động luôn biết cách sử dụng quyền tự do lựa chọn
phản ứng khi nhận được kích thích và có khả năng phản ứng đúng trong hầu hết các điều kiện
và hoàn cảnh. Đây là yêu cầu thiết yếu của một người thành đạt và hạnh phúc. Họ chủ động suy
nghĩ và dùng những ngôn từ chủ động. Thay vì nói “Tôi không thể làm gì được nữa”, hãy nói
“Hãy tìm cách khác”; thay vì nói “Anh ta làm tôi phát điên”, hãy nói “Tôi biết kiềm chế cảm xúc
của mình”; thay vì nói “Tôi không thể”, hãy nói “Tôi có thể” hay “Tôi chọn…”, thay vì xem yêu là
một cảm xúc, người chủ động xem yêu là một động từ. Tình yêu thúc đẩy chúng ta hành động: