TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 129

Phần thứ hai: (bên phải, phía trên) gồm những hoạt động không khẩn cấp

nhưng quan trọng;

Phần thứ ba: (bên trái, phía dưới) gồm những hoạt động khẩn cấp nhưng không

quan trọng;

Phần thứ tư: (bên phải, phía dưới) gồm những hoạt động không khẩn cấp và

cũng không quan trọng.

I. Khẩn cấp - Quan trọng

II. Không khẩn cấp - Quan trọng

III. Khẩn cấp - Không quan trọngIV. Không khẩn cấp - Không quan trọng

Những người không thành đạt dùng đến 90% thời gian cho phần thứ nhất (Quan trọng và

Khẩn cấp) và 10% cho phần thứ tư (Không quan trọng và Không khẩn cấp). Một số khác dành

thời gian cho phần thứ ba (Khẩn Cấp, Không Quan trọng) nhưng lại luôn nghĩ rằng mình đang

ở phần thứ nhất.

Người thành đạt sẽ dành rất ít thời gian cho phần thứ ba và thứ tư. Họ cũng sẽ tối thiểu hóa

thời gian dành cho phần thứ nhất để tập trung thời gian quý báu của họ vào phần thứ hai

(Không khẩn cấp – Quan trọng). Phần này gồm những công việc như: xây dựng các mối quan

hệ, viết bản tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân, lập kế hoạch dài hạn… – chúng là những việc quan

trọng, cần thiết nhưng ít khi được thực hiện vì không cấp bách. Để có thể tập trung vào ô thứ

hai này và nói “Không” với muôn vàn những sự việc không quan trọng, người thành đạt phải

luôn dựa vào các nguyên tắc, sứ mệnh cá nhân, vai trò và mục tiêu đã định.

Công cụ được dùng để lập các hoạt động thuộc phần tư thứ hai cần phải đáp ứng sáu tiêu chí

quan trọng sau:

1. Tính chặt chẽ: phải có sự hài hòa, thống nhất và gắn kết giữa tầm nhìn với sứ

mệnh, giữa vai trò với mục tiêu, giữa các ưu tiên với kế hoạch, giữa ý muốn với

kỷ luật;

2. Tính cân bằng: cân bằng cuộc sống và không bỏ qua một yếu tố quan trọng nào

như sức khỏe, gia đình, chuẩn bị cho nghề nghiệp hay phát triển bản thân;

3. Nên dùng tuần làm đơn vị thời gian cơ bản;

4. Quan tâm đến khía cạnh con người;

5. Tính linh hoạt: công cụ phải phục vụ con người chứ không phải ngược lại, và

công cụ phải thể hiện phong cách, nhu cầu và cách thức của chúng ta;

6. Tính gọn nhẹ: dễ mang theo và dễ sử dụng.

Để trở thành người tự quản ô thứ hai hiệu quả, chúng ta cần xác định, nhận diện tất cả vai trò

của mình như làm cha, làm chồng, làm con, làm giám đốc kinh doanh, làm bạn… và có những

mục tiêu quan trọng riêng cho mỗi vai trò để theo đuổi và thực hiện.

Tài khoản tình cảm và sáu cách ký gửi vào tài

khoản tình cảm

Tài khoản tình cảm là một cách nói ẩn dụ mô tả mức độ tin cậy được xây dựng trong một

mối quan hệ. Đó là cảm giác an toàn, độ tin cậy giữa chúng ta và người khác. Giả sử chúng ta ký

gửi vào tài khoản tình cảm của một người bạn bằng sự nhã nhặn, tốt bụng, chân thành và giữ

các cam kết với bạn mình thì chúng ta đã thiết lập một khoản dự trữ. Sự tin cậy của người bạn

dành cho chúng ta sẽ cao hơn, và khi cần chúng ta có thể nhờ đến sự tin cậy đó. Sáu cách ký gởi

vào tài khoản tình cảm của một người khác bao gồm: (1) hiểu rõ từng cá nhân, (2) quan tâm

đến những điều nhỏ nhặt nhất, (3) giữ uy tín, luôn giữ đúng lời hứa, (4) làm rõ kỳ vọng của mối

quan hệ, (5) thể hiện sự chính trực của bản thân và (6) thành thật nhận lỗi khi phạm sai lầm.

Thói quen thứ tư: Tư duy cùng thắng (win-win)

Sáu mô thức của mối quan hệ tương tác bao gồm: (1) cùng thắng, (2) thắng/thua, (3)

thua/thắng, (4) thua/thua, (5) chỉ có thắng, (6) cùng thắng hoặc không giao kèo. Trong thực tế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.