hy sinh, cho đi và hạ thấp cái Tôi của mình.
Dựa vào bốn khả năng thiên phú của con người là trí tưởng tượng, lương tâm, ý chí độc lập và
khả năng tự nhận thức, người chủ động xác định họ là “người sáng tạo mọi thứ và chịu trách
nhiệm với mọi hành vi của mình”.
“Người chủ động” tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian của mình vào Vòng tròn Ảnh hưởng
(Circle of Influence) gồm những sự vật, sự việc họ có thể kiểm soát, quản lý. Với năng lượng
tích cực của mình, họ ngày càng mở rộng vòng tròn ảnh hưởng. “Người bị động” thì ngược lại,
họ tập trung vào Vòng tròn Quan tâm (Circle of Concern) gồm những vấn đề nằm ngoài khả
năng kiểm soát, ngoài khả năng ảnh hưởng, tác động của họ. Sự tập trung ngược này sẽ dẫn
đến thái độ đổ lỗi, lên án và không chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Việc tập trung vào
Vòng tròn Quan tâm cộng với bỏ mặc những điều có thể làm được sẽ làm cho Vòng tròn Ảnh
hưởng bị thu nhỏ lại.
Hai vòng tròn của người chủ động
Thói quen thứ hai: Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác
định
Chúng ta hãy suy nghĩ sâu sắc về mục tiêu của mình. Rất nhiều người đã sống và đạt được
những thành tựu “phù du” và cuối đời nhận ra mình chưa đạt được một mục tiêu đúng đắn
nào. Mỗi chúng ta có thể có một trọng tâm hay phối hợp nhiều trọng tâm khác nhau cho cuộc
đời của mình: gia đình, tiền bạc, công việc, tài sản, thú vui, bạn bè, đối thủ, tôn giáo, bản thân,
vợ chồng... Người thành đạt sẽ tạo cho mình một trọng tâm phối hợp để có thể đạt được bốn
yếu tố: An toàn, Định hướng, Khôn ngoan và Năng lực ở đỉnh cao. Nhờ vậy, người thành đạt
luôn ở thế chủ động cũng như kết hợp hài hòa mọi mặt cuộc sống.
Để có thói quen “bắt đầu mục tiêu đã được xác định”, chúng ta phải thiết lập một bản tuyên
ngôn sứ mệnh cá nhân. Tuyên ngôn này lấy giá trị và nguyên tắc làm nền tảng và thể hiện rõ
chúng ta muốn trở thành người thế nào (tính cách), sẽ làm gì (cống hiến, thành tích). Chúng ta
không chỉ quản lý cuộc đời mình – làm đúng – mà còn phải lãnh đạo cuộc đời mình – làm điều
đúng – để luôn hướng tới mục tiêu đã được xác định.
Thói quen thứ ba: Ưu tiên cho điều quan trọng
nhất
Chúng ta quản lý thời gian theo ma trận gồm bốn phần:
Phần thứ nhất: (bên trái, phía trên) gồm những hoạt động khẩn cấp và quan
trọng;