Newport sau khi thực hiện nhiệm vụ tại Bắc Đại Tây Dương. Lực lượng Hải quân Mỹ tiến hành
cuộc tìm kiếm đầy khó khăn này. Sĩ quan John Craven đã nghĩ ra cách tìm tàu dựa vào trí tuệ
của đám đông. Ông tập hợp một nhóm lớn gồm những người hiểu biết trong nhiều lĩnh vực,
bao gồm các nhà toán học, chuyên gia về tàu ngầm và nhân viên cứu hộ. Ông yêu cầu riêng
từng người trả lời một loạt câu hỏi về sự biến mất của tàu Scorpion, chẳng hạn như tại sao con
tàu lâm nạn, tốc độ tàu chạy là bao nhiêu, tàu chìm ở tốc độ nào và những câu hỏi tương tự.
Sau đó, John Craven yêu cầu từng người trong nhóm đặt cược về câu trả lời của họ nhằm mục
đích khai thác hết khả năng suy nghĩ và kiến thức của họ về tai nạn này. Ông tổng hợp câu trả
lời của từng người lại để phác họa ra một kết luận tổng thể mô tả tàu Scorpion đã mất tích như
thế nào. Craven đã lặp đi lặp lại quá trình này để tìm ra được một giải đáp tổng hợp và xác định
được vị trí tàu chìm. Sau đó, hải quân đã tìm thấy con tàu Scorpion tại nơi chỉ cách kết quả dự
báo của Craven khoảng 40 mét.
Vào lúc 11 giờ 38 phút sáng ngày 28/01/1986, tàu vũ trụ con thoi Challenger được phóng
vào vũ trụ. 74 phút sau khi lên đến độ cao 10 dặm và đang bay, con tàu nổ tung. Ngay sau đó,
thị trường chứng khoán đã phản ứng tiêu cực với cổ phiếu của bốn nhà thầu cùng tham gia dự
án tàu con thoi này. Đó là Rockwell International đảm nhận việc xây dựng tàu và các động cơ
chính, Lockheed quản lý việc hỗ trợ mặt đất, Martin Marietta chế tạo thùng chứa nhiên liệu
bên ngoài con tàu và Morton xây dựng tên lửa tăng tốc chạy bằng nhiên liệu rắn. Cổ phiếu của
bốn công ty này đã giảm mạnh từ 3% đến 8%. Sang ngày hôm sau, cổ phiếu của ba trong bốn
công ty bắt đầu phục hồi về mức giảm 3%, riêng cổ phiếu của Morton Thiokol lại giảm đến
12%. Cứ như thể thị trường đã tìm ra chứng cứ để quy cho Morton Thiokol trách nhiệm chính
trong thảm họa của tàu Challenger. Sáu tháng sau, hội đồng thanh tra mới kết luận chính thức
rằng chính tính đàn hồi kém trong thời tiết lạnh của các vòng đệm chữ O, do Morton Thiokol
sản xuất, là nguyên nhân gây tai nạn, nên các công ty khác được miễn trừ trách nhiệm.
Những cuộc điều tra sâu hơn nhằm tìm xem liệu có sự rò rỉ thông tin từ ban quản trị Morton
Thiokol đã không đem lại kết quả. (Trước khi có kết quả điều tra, ban quản trị Morton Thiokol
hoàn toàn không tin rằng họ có lỗi. Mà nếu có thì họ cũng bảo vệ thông tin chứ không tiết lộ ra
thị trường.) Rõ ràng đám đông các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã hết sức thông
minh khi tìm ra chính xác công ty có lỗi chỉ sau 30 phút xảy ra tai nạn.
Cơ chế tìm kiếm chính xác của Google cũng dựa vào trí tuệ của đám đông. Yahoo, Alvista và
Lycos là những công cụ tìm kiếm hàng đầu cho đến khi Google xuất hiện vào năm 1998. Cốt lõi
của cỗ máy tìm kiếm này là cơ chế Page Rank do Sergey Brin và Larry Page phát minh năm
1996.
Đây là một phương pháp tính toán cho phép tất cả các trang web trên Internet quyết định
trang nào liên quan nhất đến thông tin đang được tìm kiếm, cụ thể như sau: Thuật toán Page
Rank xem liên kết từ trang A sang trang B như một phiếu bầu của trang A cho trang B. Google
sẽ đánh giá và xem xét tính quan trọng của các trang. Qua tổng hợp số lượng phiếu bầu, các
liên kết cùng với tính quan trọng của phiếu, thuật toán Page Rank sẽ cho ra kết quả – tức là các
trang liên quan đến nội dung tìm kiếm – với mức độ tương ứng từ cao đến thấp.
Khi nào thì đám đông có trí tuệ?
Không phải lúc nào đám đông cũng trí tuệ hơn từng người, đặc biệt là những người giỏi nhất.
Có bốn điều kiện cần thiết để một đám đông trí tuệ, bao gồm:
1. Sự đa dạng về ý kiến. Mỗi người nên có một thông tin riêng nào đó, dù đó có thể
là một cách diễn giải đặc biệt về những sự kiện đã biết;
2. Sự độc lập. Các ý kiến của mọi người không được hình thành theo ý kiến của
những người xung quanh;
3. Sự phân cấp – phi tập trung hóa. Không có bất kỳ sự chỉ đạo (từ trung tâm) nào
đối với từng thành viên trong nhóm;