TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 48

vùng nhận được tờ rơi nêu lý do phải tái chế rác, những tiện ích của việc tái chế và cách thực

hiện; còn vùng kia nhận được tờ rơi nói rõ đã có bao nhiều cư dân ở các vùng khác thực hiện

việc tái chế và họ đã làm như thế nào. Cách thứ hai – sử dụng hiệu ứng của đám đông – đã phát

huy hiệu quả.

Cần sự phân cấp - phi tập trung hóa giúp đám đông

giữ được tính đa dạng và độc lập

Sự phân cấp giúp cho đám đông giữ được tính đa dạng và độc lập – vốn là những yếu tố cần

thiết để đám đông luôn thông minh. Tuy vậy, sự phân cấp hay không tập trung hóa cũng có vấn

đề, đó là thông tin quan trọng không được chia sẻ giữa các thành viên. Để giải quyết vấn đề

này, đám đông phải tiếp tục kiên định trong việc phân cấp và xây dựng một hệ thống liên kết,

chia sẻ thông tin quan trọng giữa các thành viên. Đề án Future MAP được đề xuất nhằm thu

thập thông tin, ý kiến của người dân thông qua việc cá cược trên những sự kiện khủng bố có

thể xảy ra. Thông tin này sẽ được chia sẻ cho những thành viên của nhóm phân tích. Đề án này

bị Thượng viện Mỹ và nhiều người phản đối mãnh liệt, nhưng đây thật sự là một phương án rất

tốt nhằm thu thập thông tin của đám đông.

Sự hợp tác của đám đông

Đám đông có khả năng hợp tác cao hơn những gì chúng ta có thể nghĩ đến. Năm 1996, Whyte

– tác giả cuốn Con người tổ chức

(16)

đã quan sát những người bộ hành di chuyển trên đường

phố New York và phát hiện ra sự hợp tác tinh tế của đám đông. Mặc dù có số lượng hết sức

đông đảo và mỗi người có mỗi cách di chuyển khác nhau, nhưng họ vẫn phối hợp nhịp nhàng

để nhường nhau chỗ trống, tránh va chạm, tránh bị xe đụng ở những giao lộ; và đám đông

khổng lồ này liên tục vận hành trên đường phố New York.

Năm 1958, nhà khoa học xã hội Thomas Schelling đã tiến hành một thí nghiệm với nhóm

sinh viên luật đến từ New Haven, Connecticut. Bài tập cho từng người là trong ngày hôm đó, họ

phải đi đón một người nào đó ở thành phố New York nhưng không biết người cần đón là ai,

không biết phải đón vào giờ nào và không được liên lạc trước với họ. Kết quả đạt được khá

ngạc nhiên: đa số sinh viên đã chọn địa điểm để đón là Phòng Thông tin của Nhà ga Trung tâm

thành phố, và vào giữa trưa.

Trong một thí nghiệm khác, ông cho đám đông xem một cái hộp được chia làm 16 ô vuông.

Mỗi người đánh dấu vào một ô vuông của cái hộp. Họ sẽ được thưởng nếu như tất cả mọi

người đều đánh đấu vào phần vuông này. Kết quả là 60% người chơi đã đánh dấu vào phần

vuông trên cùng, bên trái.

Theo Schelling giải thích, trong đầu của mọi người phát ra một điểm đầu mối, hay một nơi

gặp gỡ chung của tất cả. Điểm này được gọi là điểm “Schelling”. Sự tồn tại của điểm chung

“Schelling” này chứng tỏ rằng những trải nghiệm của những con người tuy rất khác nhau,

nhưng cũng rất giống nhau, và họ có thể hợp tác với nhau mà không cần sự chỉ đạo chung hoặc

thông tin cho nhau.

Tài liệu tham khảo:

Surowiecki, James, The Wisdom of Crowds, Random House, Kindle Edition, 2005.

www.wikipedia.org

,

www.amazon.com

và một số web khác có nội dung về The Wisdom of

Crowds.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.