Có năm loại hàng rào chống gia nhập chính, bao gồm: (a) lợi thế nhờ quy mô kinh tế, (b) sự
khác biệt về sản phẩm, (c) yêu cầu về vốn, (d) chi phí chuyển đổi của khách hàng và (e) khả
năng tiếp cận các kênh phân phối. Nếu hàng rào chống gia nhập lớn và các công ty trong ngành
phản ứng mạnh mẽ thì nguy cơ có đối thủ gia nhập ngành sẽ thấp.
Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành: Cạnh tranh trong ngành xảy
ra vì một hay nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối
thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải thiện vị thế của mình. Những hình thức
cạnh tranh có thể kể đến như: giảm giá, chiến tranh quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm mới, tăng cường quyền lợi cho khách hàng…
Cường độ cạnh tranh trong một ngành là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: quá nhiều đối
thủ, trình trạng tăng trưởng cân bằng trong ngành chậm, chi phí cố định của sản phẩm cao,
thiếu sự khác biệt về sản phẩm, sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá và
dịch vụ, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, quyền lợi chiến lược dành cho những
người đứng đầu, hàng rào ngăn cản rút lui cao…
Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế: Tất cả các công ty trong một
ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả các công
ty trong những ngành sản xuất sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế – với
mức giá cạnh tranh tốt – sẽ hạn chế tiềm năng lợi nhuận của các công ty trong
ngành.
Quyền lực mặc cả của khách hàng: Khách hàng cạnh tranh với các công ty
trong ngành bằng cách ép giá, đòi hỏi chất lượng cao và đưa công ty vào thế cạnh
tranh để được lựa chọn. Nhóm khách hàng được xem là cạnh tranh mạnh khi:
mua số lượng lớn so với doanh số của người bán, sản phẩm mua từ ngành chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng mua của khách hàng, sản phẩm không có sự khác biệt, chi
phí chuyển đổi qua người bán khác thấp, khách hàng có lợi nhuận thấp, khách
hàng có tiềm năng tích hợp ngược (mua lại nhà cung cấp), khách hàng có đủ
thông tin.
Các công ty có thể thay đổi quyền lực mặc cả của khách hàng bằng cách lựa chọn nhóm khách
hàng.
Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp cạnh tranh với các công
ty trong ngành bằng cách ép tăng giá hay giảm chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Các
nhà cung cấp mạnh có thể vắt kiệt lợi nhuận của các công ty trong ngành. Các
công ty có thể thay đổi quyền lực cạnh tranh của nhà cung cấp bằng cách đe dọa
tích hợp ngược, xóa bỏ chi phí chuyển đổi và những chiến lược khác.
Tùy ngành mà cường độ cạnh tranh từ năm yếu tố trên có thể từ rất thấp, thấp, cao đến rất
cao.
Ba chiến lược giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh mạnh mẽ
Dưới đây là ba chiến lược tổng quát mà doanh nghiệp có thể sử dụng riêng biệt hay phối hợp
nhằm tạo vị thế phòng thủ trong dài hạn và đạt kết quả kinh doanh vượt trội so với các công ty
khác trong ngành:
1. Chiến lược tổng chi phí thấp;
2. Chiến lược đặc trưng hóa khác biệt;
3. Chiến lược tập trung.
Chiến lược tổng chi phí thấp: Chiến lược này nhằm đạt tổng chi phí thấp, so với
các đối thủ khác trong ngành, thông qua tập hợp các chính sách.
Chiến lược tổng chi phí thấp giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao, bảo vệ doanh nghiệp