cận những nghiên cứu bên ngoài;
Tổng chi phí: chi phí cố định và chi phí biến đổi;
Sức mạnh tài chính: dòng tiền, khả năng vay nợ ngắn hạn và dài hạn, năng lực
huy động vốn mới trong tương lai gần;
Tổ chức: mục tiêu, giá trị cốt lõi, sự nhất quán giữa tổ chức và chiến lược;
Khả năng lãnh đạo của ban quản lý cấp cao: chất lượng lãnh đạo của CEO và các
quản lý cấp cao, khả năng điều phối, sáng tạo, linh hoạt, thích nghi của CEO và
ban lãnh đạo;
Sự hỗ trợ của công ty mẹ: khả năng hỗ trợ về mặt tài chính và các nguồn lực khác
của công ty mẹ về những thay đổi của các đơn vị kinh doanh, khả năng luân
chuyển cán bộ lãnh đạo.
Phân tích này giúp chúng ta trả lời những câu hỏi sau và đánh giá được nguy cơ cạnh tranh
từ đối thủ:
Đối thủ có hài lòng với vị trí hiện tại trong ngành không?
Nếu vị trí đang có bị đe dọa, đối thủ có khả năng sẽ thực hiện những hành động
nào?
Điều gì sẽ kích động đối thủ có những quyết định, hành động trả đũa mạnh mẽ?
Đâu là những điểm yếu nhất của đối thủ?
Phân tích tín hiệu thị trường
Các hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp một chỉ báo trực tiếp hoặc gián tiếp về ý
định, động cơ, mục tiêu hay hiện trạng của họ. Một số tín hiệu là giả, một số là những cảnh báo
và một số là những cam kết nghiêm túc. Việc đọc và phân tích tín hiệu thị trường được xem là
cấp độ thứ hai trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh. Những tín hiệu thị trường chủ yếu
là:
Những tuyên bố trước khi hành động: thể hiện sự theo đuổi cam kết nhằm mục
đích chiếm tiên cơ trước đối thủ. Ví dụ: một công ty ra thông báo sản phẩm mới
trước thời gian nhằm làm cho thị trường không mua hàng khác nữa và chờ đợi
họ; đe dọa hành động nếu đối phương thực hiện một hành động nào đó; nhằm
kiểm tra cảm nghĩ của các đối thủ và có thể không thực hiện; thể hiện sự hài lòng
hoặc không hài lòng với sự phát triển cạnh tranh trong ngành; hòa giải nhằm
giảm tối thiểu mức độ kích động của một thay đổi chiến lược sắp xảy ra; thông
tin đến cộng đồng tài chính nhằm mục đích nâng giá cổ phiếu hoặc cải thiện
danh tiếng công ty.
Những tuyên bố sau khi hành động: mở rộng sản xuất, tăng trưởng doanh số, lợi
nhuận hoặc các kết quả, hành động khác sau khi một hành động đã xảy ra. Những
tuyên bố này có thể đúng, có thể sai và đôi khi có tác dụng “nghi binh” đối với
các đối thủ cạnh tranh.
Những thảo luận, bình luận về ngành: Các đối thủ cạnh tranh bình luận về tình
hình trong ngành, bao gồm những dự báo về nhu cầu và giá cả, về công suất
tương lai… Phân tích những ý kiến này của đối thủ sẽ giúp chúng ta dự đoán
được hành động tiếp theo của họ.
Lý giải của đối thủ về hành động của họ: Các công ty cũng thường bình luận về các
quyết định, hành động của họ với công chúng hoặc trong các diễn đàn.
Các chiến thuật thực sự của đối thủ: Thông qua những hành động của đối thủ,