TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 65

TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI

Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu của tác giả James C. “Jim” Collins và nhóm đồng sự trong

suốt 5 năm nhằm tìm ra nguyên nhân tại sao một số công ty có thể đạt được bước nhảy vọt thần

kỳ từ tốt lên tầm vĩ đại, còn các công ty khác thì không thể.

Tác giả James C. “Jim” Collins là nhà tư vấn, tác giả sách và giảng viên người Mỹ. Ông chuyên về

lĩnh vực tăng trưởng và tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp. Ông viết cho Harvard

Business Review, Business Week, Fortune và nhiều tạp chí khác. Ông còn là tác giả của

nhiều cuốn sách kinh doanh, trong đó có cuốn sách nổi tiếng Built to Last (Xây dựng để

trường tồn).

Tốt là kẻ thù của vĩ đại. Đa số những gì xung quanh chúng ta là tốt, chỉ rất ít

là vĩ đại. Các công ty cũng vậy. Rất ít công ty đạt đến tầm vĩ đại mà phần đông

chỉ dừng lại ở mức khá, tốt. “Tại sao một số công ty đạt đến bước nhảy vọt từ

tốt lên vĩ đại, còn các công ty khác thì không?” Đó là đề tài của cuộc nghiên cứu

sâu rộng mà tác giả Jim Collins và đồng sự tiến hành trong năm năm liền.

Các tiêu chuẩn chọn công ty nhảy vọt từ tốt đến vĩ đại như sau: lợi nhuận cổ

phiếu tích lũy – giá và cổ tức – phải cao hơn thị trường chung ít nhất 3 lần

trong khoảng thời gian 15 năm, và tỷ lệ này sau thời điểm 15 năm cũng phải

cao hơn 3 lần so với trước khi chuyển đổi. Mô hình chuyển đổi từ tốt đến vĩ

đại là của riêng công ty đó chứ không phải là đặc trưng của ngành. Công ty

phải có ít nhất 25 năm hoạt động trước khi đi lên. Công ty phải là một tổ chức

độc lập và đang thể hiện xu hướng tăng trưởng tại thời điểm chuyển đổi.

Từ 1.435 công ty trong danh sách Fortune 500

(18)

(1965 – 1995), tác giả và nhóm nghiên

cứu đã thực hiện bốn cuộc sàng lọc để cuối cùng chọn ra 11 công ty nhảy vọt từ tốt lên vĩ đại,

đó là: Abbott (sản phẩm y tế), Circuit City (bán lẻ), Fannie Mae (dịch vụ tài chính), Gillette (dao

cạo râu, mỹ phẩm), Kimberly-Clark (giấy, hàng tiêu dùng), Kroger (chuỗi cửa hàng), Nucor

(thép), Philip Morris (thuốc lá), Pitney Bowes (hệ thống máy tính), Walgreens (chuỗi tiệm

thuốc tây) và Wells Fargo (ngân hàng). Đối với mỗi công ty nhảy vọt, tác giả cũng chọn ra một

công ty đối ứng để so sánh trực tiếp. Những công ty đối ứng được chọn là các công ty tương tự

hoặc sánh ngang với công ty nhảy vọt về các mặt sau: sản phẩm kinh doanh, doanh số, thâm

niên, giá trị cổ phiếu… nhưng lại thành công hơn các công ty nhảy vọt ngay trước thời điểm

chuyển đổi. Tức là tại thời điểm đó, các công ty đối ứng phải có doanh số và lợi nhuận lớn hơn,

có vị thế vững chắc hơn có danh tiếng tốt hơn công ty nhảy vọt.

Dưới đây là những lý giải cho sự nhảy vọt từ tốt đến vĩ đại của các công ty được chọn.

Lãnh đạo cấp độ 5 là yếu tố quan trọng cốt yếu

Các công ty nhảy vọt từ tốt lên vĩ đại đều có một đặc điểm chung: đó là họ có tổng giám đốc

(CEO) là nhà lãnh đạo cấp độ 5.

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 là sự kết hợp rất nghịch lý giữa sự khiêm tốn cá nhân và tham vọng

lớn dành cho công ty. Tuy là những người có tham vọng cá nhân cao, nhưng họ lại hướng cái

Tôi khỏi cá nhân và biến thành cái Tôi công ty. Họ đặt tham vọng công ty lên hàng đầu. Họ có

một nghị lực làm việc với mục đích cuối cùng là xây dựng công ty vĩ đại. Luật sư Darwin E.

Smith, Tổng Giám đốc Kimberly-Clark từ năm 1971 đến 1991, là một con người rất bình dị,

khiêm nhường, ít nói về bản thân nhưng lại có quyết tâm mãnh liệt, sẵn sàng chịu đựng mọi

thử thách để xây dựng một công ty vĩ đại. Nhận nhiệm vụ Tổng Giám đốc khi nghe tin mình

bệnh ung thư, ông đã vừa điều trị bệnh, vừa điều hành công ty. Trong thời gian điều hành, ông

đã có những quyết định đột phá mang tính quyết định – thành công hay là chết – và quyết tâm

theo đuổi mục tiêu của mình. Cuối cùng, ông đã đưa Kimberly-Clark nhảy vọt từ tốt lên vĩ đại.

Lợi nhuận từ cổ phiếu của Kimberly-Clark cao gấp 4,1 lần thị trường chung từ 1971 đến 1991,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.