TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 69

Văn hóa kỷ luật không chỉ đòi hỏi mọi người tuân theo hệ thống nhất quán, mà còn mang lại

cho mọi người sự tự do và trách nhiệm trong khuôn khổ.

Lợi thế công nghệ

Các công ty nhảy vọt tránh các mốt thời thượng hay hùa theo số đông đối với công nghệ. Tuy

vậy, họ chính là các nhà tiên phong trong việc áp dụng công nghệ có chọn lọc. Họ chỉ sử dụng

và đi tiên phong đối với công nghệ phù hợp với khái niệm con nhím của họ.

Các công ty nhảy vọt phản ứng một cách sâu sắc và sáng tạo đối với sự phát triển công nghệ.

Họ quyết tâm chuyển những tiềm năng chưa phát huy thành kết quả cho mục tiêu của công ty.

Krogers đầu tư vào công nghệ máy quét mã vạch giúp liên kết các cửa hàng với hệ thống quản

lý hàng tồn, Gillette đi đầu công nghệ hàn bằng tia laser. Đó là những ví dụ về việc áp dụng công

nghệ có chọn lọc của các công ty nhảy vọt, trong khi các công ty khác thường phản ứng với sự

phát triển công nghệ từ nỗi lo sợ bị bỏ rơi phía sau.

Chuyển đổi và nhảy vọt theo kiểu quán tính “bánh

đà”

Sự chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại xảy ra giống như một biến chuyển lớn hay một thời khắc diệu

kỳ. Nhưng thực ra, sự chuyển đổi này là một quá trình tích lũy tự nhiên. Nó không bao giờ xảy

ra một cách bất ngờ, hoành tráng mà từ từ theo kiểu bánh đà. Khi chúng ta bắt đầu đẩy một

bánh đà to lớn và nặng nề, chúng ta sẽ mất rất nhiều công sức để làm cho nó chuyển động.

Nhưng nếu cứ tiếp tục đẩy theo một hướng nhất quán, chiếc bánh đà sẽ đạt được quán tính và

lực quán tính tích lũy này sẽ hỗ trợ sức đẩy của chúng ta. Thế là điểm nhảy vọt xuất hiện một

cách tự nhiên, hoàn hảo. Vì thế, các công ty nhảy vọt không xác định đâu là thời điểm quyết

định, mà họ khẳng định đó là cả một quá trình làm việc chăm chỉ theo từng bước một và có

định hướng của cả tổ chức để tích lũy và “nhảy vọt”.

Các công ty đối ứng lại làm theo một mô hình khác gọi là vòng lẩn quẩn. Thay vì tích lũy sức

đà theo từng vòng quay, công ty đối ứng bỏ qua quá trình xây dựng nền tảng và tiến ngay đến

bước nhảy vọt, tức là vận thật nhiều sức để đẩy mạnh một lần và mong rằng bánh đà sẽ nhảy

vọt. Khi không đạt được kết quả, họ lại tìm cách tác động vào bánh đà theo những hướng khác.

Do vậy, chiếc bánh đà không tích lũy được quán tính cũ, nên cứ lẩn quẩn mà không thể nhảy

vọt.

Đối với việc mua lại công ty cũng vậy, các công ty đối ứng thường cố gắng tạo bước nhảy vọt

bằng cách mua lại những công ty lớn mà không có sẵn định hướng. Các công ty nhảy vọt thì chỉ

mua các công ty khác sau khi đã đạt được bước nhảy vọt. Những công ty mới này sẽ giúp tăng

tốc chiếc bánh đà đang ngon trớn.

“Từ tốt đến vĩ đại” đến “Xây dựng để trường tồn”

Một công ty mới thành lập, hay chưa thật sự vĩ đại có thể áp dụng những nguyên lý, khái

niệm trong Từ tốt đến vĩ đại để có thể nhảy vọt và đạt kết quả vĩ đại bền vững, sau đó áp dụng

những nguyên lý, khái niệm trong Xây dựng để trường tồn để trở thành công ty vĩ đại trường

tồn.

Tài liệu tham khảo:
Collins, Jim, Good to Great: Why Some Companies Make the Leap... And Others Don’t,

HarperBusiness, Kindle Edition, 2011.

www.wikipedia.org

,

www.amazon.com

và một số web khác có nội dung về cuốn sách Good to

Great: Why Some Companies Make the Leap... And Others Don’t.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.