TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 71

đạo. Điều này chưa hẳn đã đúng. Những người này tuy có vị trí chính thức hoặc rất giỏi trong

công việc chuyên môn nhưng chưa chắc là nhà lãnh đạo. Họ chỉ thật sự trở thành nhà lãnh đạo

khi có khả năng ảnh hưởng lên người khác và làm cho người khác đi theo sự lãnh đạo của họ.

Nếu không ảnh hưởng được đến người khác, không khiến ai đi theo thì dù là quản lý cấp cao

hay bất cứ chức danh nào, chúng ta vẫn chưa phải nhà lãnh đạo.

Không phải nhờ vị thế Công nương nước Anh, mà chính nhờ sức hấp dẫn và tầm ảnh hưởng

của cá nhân mình mà Diana đã thành công trong việc thuyết phục rất nhiều người, kể các chính

phủ tham gia vào các chương trình như: nghiên cứu bệnh AIDS, chăm sóc những người bị bệnh

phong và chống việc rải bom mìn. Cuộc trưng cầu do tờ London Daily Mail tổ chức năm 1996 để

bầu ra “người đáng mến nhất thế giới” đã khẳng định tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Công

nương Diana.

Mặc dù có chức vụ chính thức, nhưng vì không có kinh nghiệm về chỉ huy và không tạo được

sức ảnh hưởng nên Đại úy Abraham Lincoln đã thất bại khi lãnh đạo đội quân của mình. Thế

nhưng trong vai trò chính trị gia và sau này là Tổng thống, ông lại rất thành công. Đó là vì ông

đã học được bài học kinh nghiệm và trở thành người có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi

người.

Luật số 3: Luật tiến trình - Tài năng lãnh đạo phát

triển hàng ngày, chứ không phải trong một ngày

Cuộc đời của Tổng thống Theodore Roosevelt là minh họa cho luật tiến trình. Khi còn nhỏ,

ông rất gầy, bị hen suyễn và thị lực yếu. Cha ông đã nói rằng “con có cái đầu nhưng không có

thân xác thì cũng khó làm gì được”. Từ đó, ông rèn luyện thể lực song song với trau dồi trí tuệ

bằng cách tập nhiều môn thể thao khác nhau và ngày càng tiến bộ. Khi tốt nghiệp đại học

Harvard, ông đã trở thành “một người khác” chứ không còn khiếm khuyết như cha ông đã từng

lo lắng nữa.

Sau đó, ông tiếp tục phát triển bản thân và tiến từng bước vững chắc đến tương lai. Ông đã

vượt qua mọi chông gai để đến với cương vị tổng thống và làm được nhiều điều vĩ đại cho

nước Mỹ. Ở bất kỳ vị trí nào, ông cũng luôn tiếp tục học hỏi, trau dồi bản thân và nâng cao tài

năng lãnh đạo. Khi Theodore Roosevelt mất, người ta còn tìm thấy một cuốn sách ngay trên

giường ông. Sử gia người Anh Buga Brogan từng nói về ông như sau: “... người đứng đầu Nhà

Trắng tài giỏi nhất sau Lincoln, giàu sức sống nhất sau Jackson và ham đọc sách nhất sau John

Quincy Adams.”

Tài năng lãnh đạo không thể phát triển trong một ngày mà đó là quá trình phát triển trong cả

cuộc đời. Khả năng phấn đấu, học tập bền bỉ để phát triển và nâng cao tài năng của mình là đặc

trưng của những người lãnh đạo. Quá trình học hỏi của người lãnh đạo được chia làm 5 giai

đoạn: (1) “Tôi không biết những gì tôi không biết”, (2) “Tôi biết những gì tôi cần phải biết”, (3)

“Tôi biết những gì tôi không biết”, (4) “Tôi biết, tôi phát triển, và bắt đầu thể hiện” và (5) “Tôi

phát triển dễ dàng nhờ vào những gì tôi biết”. Ở giai đoạn 5, những gì chúng ta đã bỏ công sức

phát triển, học hỏi – theo luật tiến trình – sẽ bắt đầu đem lại thành quả.

Luật số 4: Luật thuyền trưởng - Ai cũng có thể lái

tàu, nhưng không phải ai cũng có thể là thuyền

trưởng và vạch ra hành trình

Lái tàu là việc không quá khó. Việc khó hơn là lập hành trình đúng cho con tàu để vượt qua

những chướng ngại và về bến thành công. Đó là công việc của người thuyền trưởng – nhà lãnh

đạo.

Bí quyết quan trọng nhất của luật thuyền trưởng là sự chuẩn bị. Công thức chuẩn bị của tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.