CHƯƠNG 3. LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
21 LUẬT KHÔNG PHẢI BÀN CÃI VỀ TÀI NĂNG
LÃNH ĐẠO
Cuốn sách The 21 Irrefutable Laws of Leadership – Follow Them and People Will
Follow You (tạm dịch: 21 luật không phải tranh cãi về tài năng lãnh đạo – Áp dụng chúng
và mọi người sẽ theo bạn) viết về 21 luật quan trọng trong nghệ thuật lãnh đạo. Theo tác giả,
khi thực hiện được 21 nguyên tắc này chúng ta sẽ thật sự thành công trong việc lãnh đạo và ảnh
hưởng sâu sắc đến những người khác. Khi đó, họ sẽ tự nguyện đi theo sự lãnh đạo của chúng ta.
Tác giả John C. Maxwell đồng thời cũng là diễn giả và mục sư người Mỹ. Với hơn 60 cuốn sách
viết về nghệ thuật lãnh đạo, ông được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu thế
giới về lĩnh vực này.
Luật số 1: Luật nắp chặn - Tài năng lãnh
đạo xác định mức độ thành công
Luật nắp chặn cho chúng ta thấy giá trị của tài năng lãnh đạo. Khả năng lãnh
đạo của một người cao thì hiệu quả công việc của người đó cũng ở mức cao.
Tài năng thấp thì hiệu quả cá nhân thấp. Không có ngoại lệ nào.
Hai anh em Dick McDonald và Maurice McDonald có tài kinh doanh nhà
hàng. Đầu tiên, họ thành công trong việc cung cấp bữa ăn cho khách ngồi trên
xe hơi. Và họ đã phát triển thành hệ thống nhà hàng bán hamburger rất phát đạt. Tuy vậy, hai
anh em nhà McDonald lại thất bại trong việc phát triển nhượng quyền cho hệ thống nhà hàng
McDonald’s. Họ làm việc chăm chỉ, có đủ quyết tâm, tài năng, trí thông minh và tài chính vững
vàng, nhưng lại thiếu điều quan trọng nhất: tài năng lãnh đạo. Cho đến khi Ray Kroc – một
thương nhân và là nhà lãnh đạo tài năng – mua lại McDonald’s và trực tiếp điều hành việc phát
triển nhượng quyền thì McDonald’s mới trở thành một tên tuổi nhượng quyền lớn. Chính tầm
nhìn và kỹ năng lãnh đạo của Ray Kroc đã biến hệ thống McDonald’s thành một hiện tượng
nhượng quyền thành công vượt bậc.
Hiệu quả cá nhân là tích của hai thừa số: thừa số 1 – tài năng lãnh đạo và thừa số 2 – những
yếu tố đóng góp cho thành công. Do đó, nếu những yếu tố đóng góp cho thành công cao nhưng
tài năng lãnh đạo thấp thì hiệu quả cá nhân cũng không thể cao được. Để đạt hiệu quả cá nhân
cao, chúng ta cần tăng cả hai thừa số. Nói cách khác, tài năng lãnh đạo là một nút chặn, một
mức trần xác định hiệu quả cá nhân của mỗi chúng ta.
Hãy xem xét một ví dụ khác minh họa cho tầm quan trọng của tài năng lãnh đạo: Công ty
Global Hospitality Resource của Stephenson chuyên mua lại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng
kém hiệu quả. Lần nào mua xong một doanh nghiệp, ông cũng đào tạo toàn bộ nhân viên, nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng và sa thải các lãnh đạo cũ với lý do: “Nếu họ là lãnh đạo giỏi
thì hoạt động kinh doanh đã không tồi tệ như vậy.” Cách thực hiện của Don Stephenson có hơi
cực đoan nhưng nó thể hiện rõ luật số 1: tài năng lãnh đạo quyết định hiệu quả công việc.
Luật số 2: Luật ảnh hưởng - Thước đo chính xác
nhất của tài năng lãnh đạo chính là sự ảnh hưởng
Chúng ta thường hay ngộ nhận về vị trí quản lý và lãnh đạo. Chúng ta thường cho rằng người
quản lý, doanh nhân, nhà khoa học, trí thức, người đứng đầu, người có chức vụ… là nhà lãnh