phải ăn nói cho tử tế, để sau này còn dễ mưu tính đường sĩ hoạn của
mình. Đợi Ngang nhi của chúng ta lớn lên rồi...
— Được rồi, được rồi. Nàng không cần bận tâm nhiều, lại nói thế
rồi.
— Không nói những chuyện ấy nữa. - Đinh thị ngắm Tào Tháo
đầu đến chân, - Chàng còn có chuyện gì muốn nói phải không?
— Thật không hổ là hiền thê của ta.
— Chuyện gì vậy?
— Ta muốn... à... - Tào Tháo tay cầm vạt áo, trong lòng suy nghĩ
lựa lời nói, - Là ý tốt của ta thôi! Ta muốn đưa hai mẹ con nàng ấy lên
kinh, cũng tiện để có người hầu hạ phụ thân. Ngang nhi lớn rồi, đi
cùng sẽ lỡ mất việc học. Phi nhi còn nhỏ, vừa hay có thể giúp cho phụ
thân vui dạ... Ta không có ý gì khác.
— Hừ! Thiếp đã khi nào cấm được việc gì đâu, muốn đưa theo
thì chàng cứ đưa thôi, hà tất phải mượn nhiều lời thế. Tục ngữ có nói:
“ba mươi như sói, bốn mươi như hổ”, có một người để trông nom
chàng cũng tốt, cho chàng khỏi phải nhấp nhổm, của thơm của thối vơ
bừa.
— Vậy ta sẽ bảo Hoàn nhi cũng chuẩn bị đi với họ.
— Đợi đã! - Đinh thị nghe thấy dường có vấn đề, - Chàng nhớ
người lớn hay nhớ kẻ nhỏ vậy?
— Trẻ con người lớn ta đều nhớ cả! - Tào Tháo cười ngượng nói.
Đinh thị cười nhạt một tiếng:
— Đừng có giả ngây nữa! Chàng hẳn biết người mà thiếp tôi hỏi
là ai. Chàng lại nhớ nhung Hoàn nhi rồi, có đúng không? Vừa mới
thấy người ta hết giận, đã lại được đằng chân lân đằng đầu.
— Làm gì có chuyện đó? Hoàn nhi chỉ là tiểu a hoàn.
— Sao lại không thể chứ? Khi xưa mẹ đẻ của Ngang nhi làm thế
nào mà được chàng nạp làm thiếp? Chàng ấy, chưa hết tai họa, đã lại
ham sắc, đúng là có tài mèo mả gà đồng! Chuyện Hoàn nhi chàng phải