Là đại nhân vật được tiểu nhân vật ngưỡng mộ, và là tiểu nhân
vật bị đại nhân vật coi thường, đó là cảm giác của đại đa số đồng liêu
đối với ông. Cho nên mong mỏi của Tào Tung là được lên vị trí tam
công, để cho những kẻ đang coi thường ông phải coi trọng sự tồn tại
của ông, và quan trọng hơn là để con cháu đời có được một thân phận
vẻ vang.
Ông bỏ ra một ức tiền để mua được chức thái úy, nhưng điều đó
chưa thay đổi được gì.
Chỉ có những người trước đây ngưỡng mộ ông thì càng thêm
ngưỡng mộ, còn những người trước đây coi thường thì lại càng coi
thường thêm. Bất luận thế nào, chức thái úy vinh dự hàng đầu cuối
cùng cũng đã rơi vào tay ông, đó cũng là chức quan lớn nhất mà các
con cháu hoạn quan có thể có được từ khi khai sáng ra nhà Hán đến
nay.
Nhưng vận may của Tào Tung khi ông mua được chức thái úy
đến nay cũng đã tận rồi.
Tháng Giêng năm Trung Bình thứ năm (188 SCN), bộ lạc Hưu
Đồ Cách người tạp Hồ cướp phá Tịnh Châu, giết chết thái thú Tây Hà
là Hình Kỷ. Tiếp ngay sau đó, dư đảng của quân khởi nghĩa Khăn
Vàng ở Bạch Ba cốc, thuộc quận Tây Hà, Tịnh Châu lại một lần nữa
tụ họp, làm nổi lên cuộc khởi nghĩa vũ trang quy mô lớn, chỉ mấy
ngày ngắn ngủi đã đánh vào Thái Nguyên, và địa phận Hà Đông. Thời
Hán, các vùng tư lệ (trực thuộc) có bảy quận: ba quận Kinh Triệu,
Phùng Dực, Phù Phong lấy cựu đô Trường An làm trung tâm gọi là
tam phụ; ba quận Hà Nam, Hà Nội, Hà Đông lấy tân đô Lạc Dương
làm trung tâm gọi là tam hà; thêm một quận liên kết giữa hai vùng là
quận Hoằng Nông, thành ra bảy quận tư lệ. Cho nên nghĩa quân đánh
đến Hà Đông, cũng chính là đánh đến ngay dưới chân thiên tử.
Theo quy chế cũ của nhà Hán, nếu có quân phản loạn xâm nhập
vào vùng đất tư lệ, thì thái úy sẽ phải bị bãi miễn vì không làm tròn
chức trách. Nhưng suy cho cùng là Tào Tung đã bỏ ra một ức tiền mua