sao kể xiết. Nhưng trong số những xác chết ấy, không thể tìm thấy
Bào Tín với chiếc áo bào đỏ khoác trên mình nữa...
Trận chiến ở Thọ Trương không thể nói là trận thua, bởi tổn thất
của quân Khăn Vàng lớn hơn nhiều so với quan quân. Nhưng Bào Tín
- người bằng hữu tốt nhất, luôn được coi là cánh tay đắc lực của Tào
Tháo, đã không bao giờ quay về được nữa. Sau trận ấy, Tào Tháo đã
mệnh cho quân sĩ đi tuần tra lại chiến trường không biết bao nhiêu
lượt, nhưng kết quả vẫn là sống không thấy người, chết không thấy
xác. Thậm chí Tào Tháo còn đã tuyên bố với quân giặc, sẽ đem mười
ngàn vàng bạc để chuộc thi thể Bào Tín, nhưng vẫn không hề có tin
tức gì. Cách giải thích hợp lý nhất là Bào Tín đã bị quân địch phanh
thây rồi. Cuối cùng, Tào Tháo chỉ còn cách mời thợ mộc thật giỏi tạc
pho tượng gỗ theo đúng vóc dáng Bào Tín xem như là thi thể để vào
trong quan tài.
Tào Tháo nhìn cỗ quan tài đến ngây người: Cõi đời loạn lạc đã
chôn vùi biết bao anh hùng tài tuấn. Năm xưa Bào Hồng làm Hạ quân
hiệu úy, dẫn quân xuất chinh bị hoạn quan Kiển Thạc hại chết; Bào
Trung giúp Vương Khuông đối trận ở Mạnh Tân, đã chết trong đám
loạn quân; Bào Thao kịch chiến ở Biện Hà, phải khốn trên đỉnh núi bị
bao nhiêu tên bắn vào mình; Bây giờ nhị lang Bào Tín vì giúp mình
đánh Khăn Vàng cũng đã chết, lại còn đến nỗi không thể tìm được thi
thể... Huynh đệ Bào gia đều tận trung vì đại Hán... Thế đạo thật chẳng
công bằng, đám cuồng đồ dã tâm ngùn ngụt kia đều sống một cách
đàng hoàng, còn những người phải chết lại là nghĩa sĩ trung can nghĩa
đảm như vậy...
Tào Tháo bỗng lại nhớ đến hơn mười năm trước, Kiều Huyền
từng dặn dò Bào Tín: “Làm tướng nên có lúc biết khiếp nhược, không
thể cậy vào dũng mãnh được.” Hôm nay câu ấy quả nhiên hoàn toàn
ứng nghiệm.
Tào Tháo chợt cúi người ôm chặt cỗ quan tài: