cưỡng nhận sự ủy thác của Đào Cung Tổ mà tạm quyền coi sóc đất ấy, nhất
cử nhất động đều vì giữ đất an dân một lòng với xã tắc, không hề có lòng
khác. Nay bọn tiểu nhân Lã Bố, Trần Cung phản phúc, tại hạ binh bại mà
thành trì thì mất nên thực lòng đến xin theo, về với triều đình để chịu nghe
sai khiến, cúi mong Đại tướng quân rộng lòng thu nạp!
Dù ngươi có bao nhiêu dã tâm, gan có lớn tày đình, chẳng phải nay vẫn
ngoan ngoãn mà thỉnh tội với ta sao? Tào Tháo vẻ đắc ý: - Huyền Đức chớ
nhắc chuyện cũ nữa, nay Hứa Đô mới khôi phục lại còn ngổn ngang
trăm bề, triều đình đang lúc muốn dùng người, đệ đã thành tâm theo về, bản
tướng quân sao nỡ chối từ cho được? - Nói đoạn đưa tay ra muốn đỡ lấy
Lưu Bị.
Lưu Bị khách khí mà rằng: - Không dám phiền đến Đại tướng quân. - Nói
xong tự đứng dậy rồi quay sang giới thiệu một người tướng mạo đoan trang
đứng theo sau, - Người này là Biệt giá ở Từ châu, Mi Chúc Mi Tử Trọng
ở Đông Hải.
Tiếng tăm của Mi Chúc có khi còn vang xa hơn cả Lưu Bị. Chúc là người
Cù huyện ở Đông Hải, tổ tiên mấy đời doanh thương, trong nhà nô bộc
ngót vạn người, gia tư điền sản ước tính mấy ức, hơn nữa lại giỏi cưỡi ngựa
bắn cung, luôn hành hiệp trượng nghĩa, hay đem vàng bạc mà cứu khó, tân
khách giao hữu lúc nào cũng nườm nượp. Lưu Bị là người Trác Châu ở Hà
Bắc, ở Từ Châu thiếu mất căn cơ, thảy đều dựa vào huynh đệ Mi Chúc bỏ
tiển bạc chiêu tập binh mã, ổn định nhân tâm, vì thế mà đối đãi, coi huynh
đệ họ Mi như thượng khách. Tào Tháo nghe danh họ Mi đã lâu, nay gặp
mặt thấy Mi chúc mặt mũi sáng sủa, tướng mạo tuấn nhã, có phong thái
dòng dõi trưởng giả, nên cũng vòng tay mà rằng: - Ngưỡng mộ đã lâu,
ngưỡng mộ đã lâu.
- Đâu dám, đâu dám! - Mi Chúc không nói nhiều thêm, chỉ cung kính vòng
tay cúi đầu.
- Xin mời vào trướng nói chuyện. - Tào Tháo nói rồi liền đi vào trong, Lưu
Bị, Mi Chúc lập tức theo sau. Vừa bước vào trong trướng, chợt nghe Điển