cư lánh đời, còn có mặt mũi nào mà chỉ trời vạch đất, ngồi không giữ giá?
Văn Cử dâng biểu tiến cử, Tào công đã nhiều phen mời mọc, ngươi không
chịu đến đã là bất nghĩa; Nay lên đến sảnh đường lại tự tôn cho mình
tài cán, nói lời tổn thương người khác, đó chính là bất nhân! “Nhân, ấy là
ngôi nhà yên ổn cho người ta; Nghĩa, ấy là con đường chính đạo cho người
ta. Nhà yên ổn mà không ở, đường chính đạo lại không đi” còn có mặt mũi
nào mà sống trong trời đất này nữa? Ta trộm lấy làm nhục thay cho ngươi
vậy!
Tưởng Cán thật không hổ với tài biện bác. Những câu ấy tựa như tiếng búa
nặng ngàn cân nện xuống đất, bọn Tào Tháo nghe rồi đều trôi hết oán hận,
không ngăn được cười hỉ hả mà nhìn Nễ Hành, liệu rằng lần này hắn sẽ
bái lạy mà chịu thua. Quả thực Nễ Hành cũng bị Tưởng Cán trấn áp một
phen, ngưng lại giây lát mới nói: - Người ta có chỗ không thể làm, rồi sau
mới có nơi có thể làm. - Hắn thấy khi nãy Tưởng Cán đã dẫn câu trong
sách Mạnh Tử, bèn dùng cách gậy ông đập lưng ông, cũng dẫn chữ từ
sách Mạnh Tử.
- Hừ! - Tưởng Cán thở dài, nói vẻ không vui: - Thứ cho học trò ta tài sơ ít
học, không hiểu rõ câu ngươi nói. Thế nào là “có thể làm” ? Thế nào là
“không thể làm” ? Chẳng có lẽ những điều mà Nễ Chính Bình ngươi làm
mới là “có thể làm” , còn những thứ mà ngươi không làm được chính là
“không thể làm” chăng? Đúng là kẻ miệng lưỡi ba hoa, ít nhân đức!
- Tưởng huynh bớt giận, hãy nghe tiểu đệ từ từ nói. - Nễ Hành đã lĩnh giáo
miệng lưỡi lợi hại của Tưởng Cán, tự nhận thấy không thể biện bác khiên
cưỡng, ngữ điệu đã ôn tồn đi nhiều, chậm rãi giảng giải: - Xưa Thái Công,
Bá Di đều là bậc hiền, đến khi có nhà Chu, đã gặp Vũ Vương. Thái Công
thì đăng đài bái tướng, phạt Trụ hưng Chu, được phong Tề Quốc. Bá Di lại
cẩn trọng giữ tiết thần tử, đề xướng nhân nghĩa, chết đói ở núi Thú Dương.
Cùng là bậc đại hiền, sao lại khác nhau một trời một vực như vậy? Chính
là vì đức hạnh có thường hiền, mà sĩ hoạn không thường gặp. Hiền hay
không hiền, ấy là tài. Gặp hay không gặp, ấy là thời. - Vừa nói, ánh mắt hắn
vừa quét một lượt người trong sảnh đường: - Cũng có kẻ tài cao hạnh khiết,
nhưng không gặp thời thì phải lui xuống bậc hạ lưu; cũng có kẻ tài mỏng