chịu hiểu, vẫn cứ gây họa cho người, đúng là nuôi cò cò mổ mắt. Khổng
Dung thường ngày vốn ưa tính cách kiêu ngạo của Nễ Hành, nhưng lúc này
mới thấy tính cách ấy đúng là làm hại người ta.
Cũng chẳng biết Nễ Hành không hề bận tậm, hay là cố ý nói cười, mà
chẳng nhận ra bầu không khí đang vô cùng khó xử, vẫn một mình cười bảo:
- Văn Cử huynh chính là hậu duệ của Khổng Trọng Ni, đúng là hội được
đức tính của bậc thánh nhân để lại, nói huynh là Trọng Ni bất tử, cũng
không có gì là quá...
Khổng Dung cười khàn mấy tiếng, rồi cũng cúi đầu. Đúng lúc ấy, chợt nghe
Si Lự ngồi đối diện lạnh lùng bảo: - Ôi, hậu duệ thánh nhân... Chưa từng
nghe nói tài học của Bá Ngư vượt qua được Tử Dư vậy...
Bá Ngư là Khổng Lý - con trai Khổng Tử, Tử Dư là Tăng Sâm - môn sinh
của Khổng Tử. Khổng Lý tuy là con của thánh nhân, nhưng lại chẳng có
thành tựu gì, ngược lại Tăng Sâm lại để lại trước tác như Hiếu kinh, Đại
học được hậu thế tôn sùng. Nói Bá Ngư chẳng bằng Tăng Sâm, có ý ám chỉ
Khổng Dung cũng chỉ mang hư danh là hậu duệ của thánh nhân thôi.
Khổng Dung cảm thấy câu ấy chẳng khác gì mũi dao đâm thẳng vào
tim mình, ngẩng đầu lên hằm hằm nhìn Si Lự, vừa hay cũng thấy Si Lự
cũng đang nhìn mình vẻ coi thường, hai ánh mắt đối địch gặp nhau rồi lập
tức mỗi người quay nhìn sang hướng khác.
Phồn Khâm trước sau vẫn chăm chú nhìn Tào Tháo, xét lời nói nhìn nét
mặt, thấy Tào Tháo rất khó xử, Khâm liền nhanh trí cất lời: - Tại hạ vốn
nghe Nễ Chính Bình giỏi đánh trống, nay trong phủ đang còn thiếu một
chân Cổ lại (đánh trống) , sao chúa công không giữ Chính Bình làm Cổ lại,
để Chính Bình trổ sức cuồng điên của mình lên mặt trống, há chẳng hay
lắm sao?
Gõ trống chẳng qua chỉ là nghề hèn mọn hạ lưu, sai một người đường
đường là danh sĩ đi làm việc ấy, thực là sự sỉ nhục không gì lớn hơn. Nhưng
câu ấy thật hợp ý Tào Tháo, ông cười khanh khách bảo: - Xưa kia Sái Bá
Giai trước khi ra làm quan, đã nổi danh thiên hạ về kỹ thuật đánh đàn,
Chính Bình nếu có thể lấy việc đánh trống mà nổi danh, cũng coi như đã