mã còn lại của ba binh chủng đi dàn trận tại vùng bình địa cách
Quan Độ hai mươi dặm về phía bắc. Mười vạn quân chia thành ba
cánh tả, trung và hữu. Tả quân do Quách Đồ chỉ huy, cùng với hai
viên tướng chủ lực Lã Tường, Lã Khang. Hữu quân do Thuần Vu
Quỳnh chỉ huy, cùng sự trợ giúp của Tưởng Kỳ, Huy Nguyên Tiến.
Trung quân ban đầu do Thư Thụ thống lĩnh, nhưng gần tới lúc vượt
sông Thư Thụ đã từ chức Đô đốc, giao lại cho Quách Đồ. Đích
thân Viên Thiệu dẫn đầu đại quân, thế nhưng trên thực tế, người
chỉ huy lại là Viên Đàm, các danh tướng Hà Bắc Trương Hợp, Cao
Lãm, Hàn Mãnh, Hàn Tuân dẫn đầu kỵ binh, ngoài ra đội cung nỏ
tinh nhuệ do quân sư Thẩm Phối dành bao tâm huyết để huấn luyện
cũng góp mặt trong đó.
Mười vạn quân đông nghìn nghịt dàn trận dài tới bốn năm
dặm, đao thương như biển lửa, kiếm kích như rừng đay, cờ quạt
rợp trời, trống chiêng huyên náo, binh lính ba quân giương cao
binh khí, rầm rộ áp sát doanh trại quân Tào, khí thế ngất trời rung
chuyển cả mặt đất!
Sau khi hay tin, Tào Tháo do dự một hồi. Với một trận chiến
có quy mô lớn thế này, bên ít quân chắc chắn không thể chiếm ưu
thế, nhưng nếu không cản đà tiến của Viên Thiệu, mười vạn đại
quân khí thế bừng bừng kia kéo tới sẽ đánh sập đại bản doanh.
Đóng chặt doanh trại có thể tạm thời cố thủ, nhưng sỹ khí hừng
hực trước đó sẽ lập tức tiêu tan. Trong lúc bí bách, Tào Tháo đành
quyết định chỉ giữ lại ba ngàn quân trấn giữ doanh trại, dốc hết bốn
vạn binh mã còn lại dàn thành thế trận hình bán nguyệt, sống mái
với Viên Thiệu một phen. Cũng may trước đó quân Tào liên tiếp
giành thắng lợi, toàn quân trên dưới tinh thần đang cao, không hề
run sợ, các viên dũng tướng như Hạ Hầu Uyên, Vu Cấm, Trương