hổ xuống núi. Khi hai quân bắt đầu giao phong, hàng tướng Hà Bắc là
Trương Cáp, Cao Lãm dẫn theo bộ quân đột kích trước tiên, quân Hà
Bắc vừa gặp liền tan vỡ, vứt khôi quăng giáp chạy trốn tán loạn. Còn
đám dân thường vô tội bị lôi vào cuộc chiến ấy thì đều phải bỏ mạng,
trở thành cô hồn dã quỷ nơi sa trường. Quân dân ở Lê Dương bị quân
Tào giết thây chất thành núi, máu chảy thành sông, tử vong đến gần
vạn người.
Viên Đàm thảm bại, dẫn theo mấy trăm kỵ binh đột phá vòng vây
mà chạy, gần đến Nghiệp Thành thì gặp Viên Thượng đích thân dẫn đại
đội viện binh tới. Quách Đồ vu cho Bàng Kỷ ly gián huynh đệ, làm
loạn nhân tâm, Viên Thượng biết rõ là giả, nhưng quân giặc đang trước
mắt không thể để ý đến thù riêng được, bèn thuận nước đẩy thuyền,
quy tội cho Bàng Kỷ. Hai huynh đệ hợp binh làm một, quay về Nghiệp
Thành, bằng mặt nhưng không bằng lòng cùng bàn cách chống giặc.
Nhưng Lê Dương đã rơi vào tay Tào Tháo, cửa ngõ vào Hà Bắc đã mở
toang.
Tốc chiến gặp trở ngại
Lần bắc phạt này không thuận lợi như Tào Tháo dự tính, Viên
Đàm đánh trả khắp nơi, hoàn toàn không theo lề lối binh pháp nào cả,
khiến Tào Tháo phải bận rộn bao phen. Nhưng điều khiến ông thực sự
đau đầu không phải là quân giặc trước mắt, mà là Thứ sử Tịnh Châu
Cao Cán.
Cháu của Viên Thiệu là Cao Cán khi ở Quan Độ trở về đã lung lạc
nhân tâm ở mặt tây, vừa đe dọa vừa dụ dỗ nhằm khống chế cường hào
địa phương và các tướng ở Quan Trung, lại còn lôi kéo cả cháu của Tư
lệ hiệu úy Chung Do là Quách Viện, công nhiên đối đầu với chính cữu
cữu của mình, phá hại nặng nề kế hoạch “không động can qua, chiêu dụ
Quan Trung” của Tào Tháo. Trong trận chiến ở Quan Độ, Thái thú Hà