nhiêu cân thì con voi sẽ nặng bấy nhiêu cân. Cách này vừa nói ra ai nấy
đều phải vỗ tay khen hay, khen Tào Xung là tuổi nhỏ tài cao.
Nghị lang Châu Cận không những tinh thông ngôn ngữ các dân
tộc ở Tây Vực mà còn thông thuộc kinh sách, tán thêm một câu:
— Lời Tượng quẻ Càn Kinh Dịch nói rằng: “Thiên hành kiện,
quân tử dĩ tự cường bất tức.”
Nay Tào Công muốn đem quân nam
hạ mà Vu Điền Quốc đúng lúc này lại tiến cống voi lớn, há chẳng phải
điềm đại cát ư?
Phan Húc, Hàm Đan Thương cùng lũ lượt gật đầu phụ họa. Tuân
Du thì không hề để tâm đến chuyện voi, chỉ nhìn kỹ viên quan trẻ
không quen kia, thấy người này khoảng hơn hai mươi tuổi, sắc mặt đen
sạm, mặc bộ quan phục màu xanh mới tinh, lưng đeo ấn dây đen. Mới
tuổi ấy đã làm chức Nghị lang thực sự là rất ít.
Tào Tháo thấy Tuân Du có vẻ ngạc nhiên, bèn giới thiệu:
— Công Đạt, để ta giới thiệu với ngươi. Vị này là con trai của Thứ
sử Lương Châu Vi Hưu Phủ, tên gọi Vi Đản, tự Trọng Tương. Vi Đản
vâng mệnh cha theo đoàn sứ giả Vu Điền Quốc vào kinh, vừa được
nhận mệnh làm Nghị lang.
Tuy chưa từng gặp Vi Đản, nhưng Tuân Du đã được nghe về
người này. Thứ sử Lương Châu Vi Đoan có ba con trai, con trưởng Vi
Khang tự Nguyên Tương, hai năm nay thường đến Hứa Đô chuyển
công văn, con thứ ba Vi Hùng còn chưa đến tuổi nhược quán. Vi Đản là
con thứ hai. Tuân Du lại nhìn sang Hàm Đan Thương, đột nhiên nhận
ra Tào Tháo tuyệt không phải là nhàn rỗi dẫn mấy người này dạo chơi
ngự viên. Khi nãy nhất định có chuyện quan trọng bàn bạc. Hàm Đan
Thương khi còn ở Tây Kinh được triều đình nhận mệnh làm Thứ sử
Lương Châu, gặp lúc đất Tam Phụ rối loạn không thể đi được, cho nên
chức Thứ sử Lương Châu vẫn do Vi Đoan nắm giữ. Họ Vi là gia tộc lớn
ở Kinh Triệu, giữ ngôi Thứ sử này về danh nghĩa là nghe theo sự điều
khiển của triều đình, nhưng thực tế cũng là cát cứ các huyện ở Vũ Uy.
Tào Tháo hẹn người nhà họ Vi và Hàm Đan Thương cùng đến đây, nhất