theo đến hết sức, thơ của Lưu Trinh có hay đến đâu cũng chẳng còn
thấy ra gì nữa. Tốt nhất là ứng cảnh làm một bài thơ nghiêm túc, chỉ
cần trung dung, hài hòa là ổn...” Nghĩ đến đó, Nguyễn Vũ liền đưa tay
vuốt râu, chậm rãi ngâm:
Tiết dương xuân khí hòa rung động
Đấng chúa biển vốn chuộng đúc nhân.
Ban ơn thỏa khắp xa gần;
Mến yêu chẳng khác người thân một nhà.
Sảnh trên cùng vui hòa tụ tập;
Món thời trân dọn khắp trong ngoài.
Dồi dào ngũ vị đủ đầy:
Thỏa thuê chén chuốc như mây bời bời.
— Hay lắm, hay lắm... - Hoa Hâm vốn tốt bụng, cất lời khen ngợi
đầu tiên. Ông ta đã nói thì người khác đều hưởng ứng theo, đồng loạt
khen hay, không khí nhanh chóng sôi nổi hẳn lên, Tào Tháo cũng gật
đầu cười.
Trong tiếng ồn ào, Khổng Dung lấy giọng kêu to:
— Không được, không được! Thứ thơ bình thường như thế sao gọi
là giai tác được.
Bậc tiên sinh khiêu khích vốn không nên biện bạch, nhưng
Nguyễn Vũ chỉ muốn nhân dịp bày trò để làm vui cho Tào Tháo, bèn
đánh bạo chạy đến trước mặt Khổng Dung:
— Dám hỏi Khổng đại nhân, bài thơ ấy của tại hạ có chỗ nào
không được như ý?
— Từ đầu đến cuối đều không như ý. - Khổng Dung uống chén
rượu, cười mỉm nói, - Trước hết là đầu tiên “Tiết dương xuân khí hòa
rung động”, dám hỏi cậu, bây giờ là tháng mấy rồi?
— Đại nhân chỉ ra rất đúng. Nhưng cái mà những kẻ làm thơ
chúng ta đi tìm là ý cảnh, hôm nay mọi người cùng vui vẻ tụ họp đến