Thủ lĩnh giặc Khăn Vàng ở Hào Sơn là Trương Thạnh do quen
cưỡi một con ngựa bạch nên có biệt hiệu là “Trương Bạch Kỵ”, dưới
tay có hơn một vạn quân phỉ. Vì các thế lực ở Quan Trung không thống
nhất nên đám dư đảng Khăn Vàng này chẳng những không bị tiêu diệt
mà mấy năm gần đây còn không ngừng lớn mạnh, nghiễm nhiên thành
thế lực cát cứ một phương, hô ứng trong ngoài với rất nhiều thổ hào ở
Hoằng Nông, lại ngầm câu kết với Lưu Biểu. Đám quân này nếu lại để
cho Cao Cán nhúng tay vào, đến khi đó kẻ địch nam bắc sẽ liên thông
với nhau.
Ngược với mọi khi, Tuân Úc lại chẳng hề có chút lo lắng nào:
— Tình thế đã khác rồi, Cao Cán đã không thể gây ra sóng gió gì
được nữa.
— Ồ? - Tào Tháo rất ít khi thấy ông ta lạc quan như vậy.
— Lòng dân hướng về đâu đã rõ ràng, thiên hạ chiến loạn đã lâu,
bách tính Quan Trung đều mong muốn được yên ổn, dù cho có mấy kẻ
ưa làm loạn thì có thể làm được gì? Vương Ấp đâu phải không có dã
tâm, chỉ là tham giữ thực quyền không chịu vào triều, đám Phạm Tiên,
Vệ Cố chẳng qua chỉ là làm bừa theo. Còn như Trương Bạch Kỵ của
Khăn Vàng, cũng không còn là đạo đồ của Thái Bình đạo, hô hào câu
“Trời xanh đã chết, trời vàng đang lập” nữa, mà chỉ là vì tư lợi của
mình mà thôi. Với uy vũ của triều đình và minh công, đám giặc mọn
này có đáng kể gì. Lần trước, Quách Viện đánh Hà Đông, huyện trưởng
Giáng Ấp là Giả Quỳ thà chết không chịu đầu hàng, Quách Viện đem
ông ta ném xuống cái giếng khô, chỉ trong vòng một đêm đã được
người khác thả đi rồi. Ngài nói xem, đó là vì sao?
— Vì sao? - Tào Tháo rất muốn nghe cao luận của Tuân Úc.
— Bởi vì lòng người muốn được yên ổn, sĩ dân đều biết uy tín của
triều đình, không muốn đánh nhau nữa. Hôm trước, quận Hoằng Nông
còn sai Công tào Tôn Tư vào triều dâng trình kế bạ
, phía bắc đã
chiến loạn mười lăm năm rồi, cuối cùng cũng đã được trông thấy kế lại
ở địa phương! Điều ấy chứng minh những nỗ lực của ta đã không uổng