Dịch nghĩa: Người quân tử không giống như đồ vật, chỉ dùng
được vào một việc.
Dịch nghĩa: việc binh là đạo giả dối.
Dịch nghĩa: thân cận mà li gián.
Dịch nghĩa: Tin hết vào sách thì chẳng bằng không có sách.
Nghĩa là: Tấn công, trừ diệt, chiến đấu, phòng thủ - Các thuật
ngữ trong binh pháp xưa.
Chỉ năm vị vua hàng đầu thời Xuân Thu. Có nhiều cách nói
khác nhau khi nhận định ngũ bá, nhưng theo Sử Ký của Tư Mã Thiên:
Tề Hoàn công, Tống Tương công, Tần Mục công, Tấn Văn công và Sở
Trang vương.
Vệ Thanh (?-106 TCN), còn gọi là Trịnh Thanh, nguyên là
người huyện Bình Dương, Hà Đông, tự là Trọng Khanh, là tướng lĩnh
nhà Hán, em trai của hoàng hậu Vệ Tử Phu. Dưới thời Hán Vũ Đế (140
TCN – 87 TCN), ông vào cung làm thị vệ, trải qua các chức vụ Kiến
Chương giám, Thị trung, Thái trung đại phu, Xa kị tướng quân rồi
Quan nội hầu, Đại tướng quân và Đại tư mã, đồng thời được Hán Vũ
Đế phong tước Trường Bình hầu, thực ấp lên tới 16.700 hộ, ngoài ra
Vũ Đế còn đem Bình Dương công chúa gả cho Vệ Thanh. Trong những
năm từ 129 TCN đến 119 TCN, Vệ Thanh từng bảy lần đại thắng quân
Hung Nô ở phía bắc, lập được công lao lớn cho triều đình.
Hoắc Khứ Bệnh (140 TCN – 117 TCN), là người huyện Bình
Dương, quận Hà Đông, đại tướng chống Hung Nô của nhà Hán.
Tử Đô: Là mỹ nam nổi tiếng Trung Quốc thời xưa. Tử Đô tức
Cơ Át, còn gọi là Công Tôn Át – quan đại phu nước Trịnh thời Xuân
Thu. Tống Ngọc: là người nổi tiếng về tài năng văn học, nhà từ phú
nước Sở thời Chiến Quốc. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cao
Đường phú, Thần Nữ phú, Phong phú...
Đây là bài Khủy biển thuộc phần Tiểu nhã – Kinh thi. Bản dịch
của Tạ Quang Phát, có sửa vài chữ.