Bộ Kinh Dịch do Mạnh Hỉ tự Trường Khanh (người Lan Lăng,
Đông Hải) – một đại nho đời Hán chú giải. Bộ Mạnh Thị Dịch của ông
có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.
Vân Đài nhị thập bát tướng: chỉ hai mươi tám đại tướng cùng
giúp Hán Quang Vũ – Lưu Tú thống nhất thiên hạ, dựng lại giang sơn
nhà Hán. Khoảng niên hiệu Vĩnh Bình thời Hán Minh Đế, Minh Đế
nhớ đến các danh tướng công thần theo phụ hoàng giành lại giang sơn
Đông Hán, đã lệnh cho tô tượng hai mươi tám công thần ở Nam Đài
trong Nam Cung, Lạc Dương, gọi là: “Vân Đài nhị thập bát tướng”.
Dân gian sau này truyền rằng, hai mươi tám vị tướng ở Vân Đài chính
là hai mươi tám vì tinh tú trên trời giáng sinh xuống trần.
Theo Hậu Hán Thư – Đảng Cố truyện tự có chép: “Độ
Thượng, Trương Mạc, Vương Khảo, Lưu Nho, Hồ Mẫu Ban, Tần
Châu, Phiên Hướng, Vương Chương là “Bát Trù”. “Trù” tức là nói có
thể đem tiền của ra mà cứu người vậy”.
Phiên phi: Phi tần của phiên vương. Vì hoàng đế Lưu Hoành
không phải con của Hoàn đế, mà là con của Đình hầu Lưu Trường – tôn
thất, hậu duệ của Hán Chương đế. Đổng thị là vương phi của Lưu
Trường chứ không phải phi tần của Hoàn đế, chỉ có con là được chọn
đưa về làm vua, nên theo quy chế nhà Hán không được lập làm thái
hậu.
Hoàng môn: Một cách gọi khác của các thái giám hầu hạ trong
cung. Hoàng môn lệnh: Chức quan phụ trách truyền lệnh, đứng đầu một
nhóm thái giám.
Ngoài mặt thì sửa đường sạn đạo, nhưng lại ngầm đi qua Trần
Thương. Kế của Hàn Tín khi xưa dùng bình định vùng đất Tam Tần.
Năm 206 TCN Hàn Tín được phong làm đại tướng để bình định đất
Tam Tần. Ông giả cách sai người đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất
nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu
mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn quân đi theo đường
Trần Thương đi qua huyện Cố Đạo đánh úp.