Làm ma trành cho hổ. Theo quan niệm dân gian Việt Nam,
người nào bị hổ ăn thịt thì hồn của người đó sẽ đi theo con hổ (gọi là hổ
trành hay ma trành) và giúp con hổ tìm người khác bắt ăn để trở thành
ma trành thay thế cho họ, để họ thoát khỏi kiếp làm ma.
Dịch nghĩa: Già mà chẳng chết, thực là kẻ sâu dân mọt nước.
Câu này dùng để mắng người già mà không có đức hạnh.
Chu Á Phu (Thế kỷ II TCN - 143 TCN) là nhà quân sự và
Thừa tướng nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, con trai quan đại thần
khai quốc nhà Hán, Chu Bột. Năm 154 TCN, khi bảy nước chư hầu làm
loạn, ông được lệnh dẫn quân đánh dẹp. Với tài năng quân sự xuất sắc,
Chu Á Phu nhanh chóng đánh tan liên quân bảy nước, lập được công
lớn cho nhà Hán, được thăng đến chức Thái úy rồi Thừa tướng (150
TCN). Về sau do không được lòng em trai của vua Hán là Lương
vương nên ông chủ động xin từ chức. Cuối đời, Chu Á Phu bị Hán
Cảnh Đế nghi kị, bắt bỏ ngục. Ông uất ức, tuyệt thực 5 ngày, cuối cùng
thổ huyết mà qua đời.
Nguyên là câu: “Ao ao lộc minh, Thực dã chi bình” trong bài
Lộc minh - Kinh thi. Ở đây Tần Nghi Lộc nhớ lầm.
Chức quan cai quản các việc trong vườn ngự của hoàng gia.
Thời cổ đại, khi con trai đến tuổi trưởng thành sẽ được làm lễ
đội mũ.
Một giống thú giúp đem lại giàu sang trong truyền thuyết.
Đây là bài Kỳ úc trong phần Vệ Phong - Kinh thi, nội dung là
khen tặng vua tiến ích việc tu thân. Bản dịch của Tạ Quang Phát, có sửa
vài chữ.
Đây là bài Phú điền thuộc phần Tiểu Nhã, Kinh thi. Bản dịch
Tạ Quang Phát.
Chữ Mặc Tử đọc gần giống chữ Ma Tử (nghĩa là cối xay). Ở
đây Hạ Hầu Uyên không biết Mặc Tử nên nghe không ra.
Ý nói con cái khi phụng dưỡng cha mẹ, khó nhất là ngoài mặt
phải vui vẻ hòa nhã, không cáu giận.