Trong quan chế triều Hán, phàm chức quan nào có thêm chữ
Giả phía trước, đều có nghĩa là ở vị trí thứ hai. Giả Tư mã ở đây có
nghĩa là chức phó của Tư Mã.
Nghĩa là: Cùng vui hòa mình với vạn vật. Chữ trong Đạo Đức
Kinh - Lão Tử.
Tạm dịch: Vào rừng săn hưu, mà không có người dẫn đường.
Những người được phong tước vương hầu đều có đất phong
để hưởng sự cung phụng, trở về đất phong gọi là “tựu quốc”. Trên thực
tế, “tựu quốc” thường là bị tước mất thực quyền, đuổi khỏi triều đình.
Nguyên văn: “Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên”. Câu này
xuất xứ từ sách Lão Tử, ý nói việc trị nước lớn phải cẩn thận như nấu
con cá nhỏ, chỉ một sơ suất cũng có thể hỏng nát mất!
Tiếng Hán cổ đại (văn ngôn) khó nhất là cách dùng hư từ.
“Chi, hồ, giả, dã, yên, tai..” là những hư từ của tiếng Hán cổ. Nắm vững
cách dùng mấy chữ này thì phần văn pháp coi như đã thông, không cần
học cú pháp, văn phạm gì cả. Các cụ đồ nho ta xưa học chữ Hán cổ,
đọc chữ nho không biết “văn phạm” là cái gì mà viết vẫn hay, ấy là nhờ
nắm vững hư từ “chi, hồ, giả, dã...” vậy.
Theo thiên Hồng phạm sách Thượng thư, ngũ phúc bao gồm:
“Nhất viết thọ, nhị viết phú, tam viết khang ninh, tứ viết tu hiếu đức,
ngũ viết khảo chung mệnh.” Tạm dịch: Thứ nhất là thọ (mệnh không
đứt gãy tuổi thọ dài lâu), thứ hai là phú (tiền tài đủ đầy địa vị tôn quý),
thứ ba là khang ninh (thân thể dẻo dai tâm tình thư thái), thứ tư là tu
hiếu đức (tính tình thiện nhân khoan dung độ lượng), năm là khảo
chung mệnh (sống trọn tuổi thọ, có thể biết trước thời điểm mình chết).
Tạm dịch: Việc binh là đại sự quốc gia, là chỗ sống chết, là
đạo tồn vong.
Thời Xuân Thu, Sở Trang vương dàn quân ở Lạc Thủy, thị uy
với nhà Chu. Nhà Chu sai sứ giả đến úy lạo, Sở Trang Vương bèn hỏi