hữu, tả hữu hoặc im lặng, hoặc nói là ngựa theo ý Triệu Cao. Còn kẻ
nào nói đó là hươu thì Cao ngầm mà trừ đi. Ở đây ý nói là Tào Tháo
nói giả vờ để thử thăm dò.
Tiệc Hồng Môn. Theo Sử ký, truyện Hạng Vũ bản kỷ, năm
206 TCN, Hạng Vũ dẫn đại quân vào ải đóng ở Hồng Môn (nay ở phía
đông bắc Lâm Đồng, Thiểm Tây), chuẩn bị để diệt Lưu Bang. Nhờ thúc
phụ của Hạng Vũ là Hạng Bá điều đình, Lưu Bang đích thân đến Hồng
Môn bái yết Hạng Vũ. Hạng Vũ bày tiệc tiếp đãi, mưu sĩ Phạm Tăng
mệnh cho Hạng Trang múa kiếm làm vui, lựa cơ giết Lưu Bang. Hạng
Bá biết vậy cũng rút kiếm ra múa để bảo vệ Lưu Bang, nên Lưu Bang
thoát được. Ở đây chỉ yến tiệc nhằm làm hại khách mời.
Âu Dương Hấp tự Chính Tư, nhà chính trị thời Đông Hán.
Thời Vương Mãng làm chức Trường Xã tể, sau theo Canh Thủy đế Lưu
Huyền làm chức Nguyên Vũ lệnh, sau khi nhà Đông Hán được kiến
lập, làm chức Hà Nam doãn, phong Phồn Dương hầu, sau lại đổi thăng
lên làm Nhữ Nam Thái thú, niên hiệu Kiến Vũ đời Hán Quang Vũ, lên
làm tướng, nhận chức đại tư đồ. Tuy rất có tiếng tăm, nhưng Âu Dương
Hấp lại không biết tự trọng, ỷ vào quyền thế, tham lam vô độ. Một lần,
Quang Vũ đế sai quan thanh tra điền địa của các quan lương từ hai
ngàn thạch trở lên, đã tra ra trong thời gian làm Thái thú Nhữ Nam, Âu
Dương Hấp đã gian dối trong việc đo đạc đất dai, tham ô hơn ngàn vạn
tiền, nên bị bắt vào giam, sau phải chết trong ngục.
Theo Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ, Hạng Vũ đánh nhau với quân
Tần, sau khi qua sông bèn sai đập hết nồi, dìm hết thuyền biểu thị quyết
tâm phải chiến thắng, chỉ tiến không lui.
Hàn, Bành: tức Hoài Âm hầu Hàn Tín và Kiến Thành hầu
Bành Việt, hai danh tướng theo phụng sự Hán Cao tổ, sau đều bị giết
cả.
Nghĩa là Hỡi ôi, đau đớn thay! Cụm từ này thường được sử
dụng trong văn tế, ý ở đây ám chỉ Đào Khiêm chưa kịp thao túng Lưu
Bị thì đã chết rồi.