đồng mà nên”, là tác phẩm tản văn nổi tiếng cuối thời Đông Hán.
Ý nói người đi qua ruộng dưa, đứng dưới gốc mận, tuy không
ăn trộm quả nhưng không khỏi khiến người khác nghi ngờ. Câu thành
ngữ “Sửa dép ruộng dưa” (qua ruộng dưa cúi xuống sửa dép) cũng có ý
tương tự.
Thời Lỗ Chiêu Công, đại phu Quý Bình Tử và Hậu Chiêu Bá
vì tệ chọi gà mà sinh hiềm khích. Hậu Chiêu Bá dẫn quân vây nhà Quý
thị. Thúc Tôn thị, Mạnh Tôn thị cùng làm thượng khanh với Quý thị
bèn đến cứu viện, tru diệt Hậu Chiêu Bá. Sau đó ba nhà Quý thị, Thúc
Tôn thị, Mạnh Tôn thị liền nắm giữ quyền lực của nước Lỗ càng ngày
càng kịch liệt. Sử sách gọi là “Sự biến chọi gà”.
Tam ty: cũng như Tam công, tức ba ngôi: Thái úy, Tư đồ, Tư
không.
Hai ông Trương đất Giang Đông.
Giang Biểu: khu vực phía nam sông Trường Giang, Trung
Quốc.
Hạng Lương là thúc phụ của Hạng Vũ, bị tướng Tần là
Chương Hàm giết chết. Sau Chương Hàm nhân bị Triệu Cao đố kỵ lại
dẫn quân đầu hàng Hạng Vũ, Hạng Vũ bèn bẻ mũi tên thề không làm
hại ông ta, ngược lại còn phong làm Ung Vương.
Lưu Diễn là huynh trưởng của Lưu Tú, vì Chu Vĩ dâng lời
sàm tấu nên bị Canh Thủy Đế Lưu Huyền ghép tội mưu phản mà xử tội
chết. Sau đó Lưu Tú tây chinh, Chu Vĩ đem thành Lạc Dương quy
hàng, Lưu Tú bèn chỉ sông mà thề không làm hại, ngược lại còn phong
Chu Vĩ làm chức Thiếu phủ - một trong hàng cửu khanh, khiến ông ta
được phú quý đến cuối đời. Hai tích trên đây đều là điển hình cho việc
đế vương chỉ để tâm đến công lao toàn cục mà không tính đến thù
riêng.
Thời phong kiến, con vợ lẽ vẫn phải nhận vợ cả là mẫu thân,
còn mẹ đẻ đối với bên ngoài vẫn không được gọi là mẫu thân.
Ngựa vía phá xe, vợ dữ phá gia.