TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 71

"Miếng nầm cắt rồi, người bàn ba ấy dẽ dàng dùng nó làm cái khăn

chùi, rồi hắn lật đi lật lại con dao đặc biệt, chùi qua mỗi mặt vài lượt, rồi
mới dùng dao ấy cắt cái sỏ lợn.

"Hẳn anh đã tưởng chùi dao xong rồi, miếng thịt dùng làm khăn chùi

sẽ bị quẳng đi? Không! Dù là thịt làm giẻ lau, mặc lòng, nó vẫn là của
"thần huệ". Chẳng những người ta không dám bỏ đi, mà còn để làm phần
riêng cho một hạng người. Người được hưởng miếng thịt chùi dao, tức là
các ông bàn ba đến ngôi phải chùi dao đó.

"Tuy vậy, không phải người nào có công chùi con dao ấy thì được ăn

miếng thịt ấy. Có người không chùi dao mà được ăn thịt, lại cũng có người
không được ăn thịt mà phải chùi dao. Cái đó mới là rắc rối!

"Là vì, như tôi đã nói, công chùi dao ở làng tôi, bao giờ cũng về người

bàn ba. Nhưng ở nhà quê, chắc anh đã rõ, chỉ những người quang quẻ mới
được dự việc đình trung, còn ai bị có chế (3) thì phải ở nhà đợi phần, bất
luận là lễ tiệc gì. Giả sử tôi là người đầu bàn ba, đáng lẽ tôi phải chùi dao,
nhưng vì có trở hay mắc một việc gì khác tôi không có mặt ở đình ngày ỷ
ra thờ, thì người dưới tôi phải thay quyền tôi làm công việc cho tôi. Nghĩa
là phải cắt lấy miếng thịt lợn chùi con dao đặc biệt của tôi. Còn miếng thịt
đó thì vẫn là phần của tôi. Nếu phần ấy không đưa về nhà cho tôi, thì tôi
được có quyền hỏi. Mà tôi đã hỏi thì làng phải xét. Một khi cái tội ăn cắp
hoặc đánh mất miếng thịt chùi dao bị truy ra, thì kẻ phạm tội cực kỳ nguy
nghiệp. Nghèo thì van xin mỏi gối, giàu thì bị làng mổ lợn ăn vạ".

Rồi ông kết luận:

- Anh bảo trong nước Nam đã mấy làng đã được văn vật như làng

D.L. tôi chưa?

Ngô Tất Tố

Báo Con Ong, Số 32 - 10.1.1940

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.