TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU
THUYỀN TÁN
Ngô Tất Tố
www.dtv-ebook.com
XI. Các Cụ Chỉ Chung Nhau Có Bát Nước Mắm
Nhìn theo sổ sách, ai cũng phải cho C.L. là làng văn vật. Bởi vì nó là
kinh đô của vua An Dương, trước mấy nghìn năm, hẳn đã từng chứa cái
phồn hoa của áo xiêm, cung điện. Trong nước Việt Nam, làng ấy khai hóa
rất sớm. Với bấy nhiêu năm tiến hóa, tự nhiên nó phải văn minh hơn những
thôn xã mới lập sau này.
Có đến mới biết. Sự thật ít khi đi với tưởng tượng.
Hình như đã bị một dải thành đất giam hãm trong vành trôn ốc quanh
co, "con ốc cổ" ấy tuy có sống lâu, nhưng vẫn không thể nhích đi bước nào.
Nó chỉ hơn người cái lớn. Tính cả nam, phụ, lão, ấu, làng ấy có tới
trên một vạn người. Riêng về số người phải đóng thuế thân, cũng đã đến
gần ba nghìn.
Ba nghìn người chung nhau một cái đặc tính. Các ngài về tỉnh Phúc
An, bất kỳ hàng cơm hay quán nước, hễ thấy có kẻ ăn tục nói khoác, thì cứ
hỏi họ có phải là người C.L. hay không. Nếu họ đáp không, ấy là họ nói
dối.
Đào tạo cho họ nên đặc tính ấy, một phần do ngôi chợ Sa, cái chợ rất
lớn của tỉnh Phúc An. Hàng hóa nhiều nhất trong chợ là lợn. Cứ đến phiên
chợ, lợn lớn, lợn nhỏ đo nhau nằm một dãy dài. Vì thế, trong cố đô của nhà
Thục, sản xuất rất nhiều lái lợn. Họ đã tổ chức thành một nhóm hội, hội
viên chừng cũng khá đông. Với một vành khăn tai chó ngất ngưởng trên bộ