TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 76

Chi phí về bữa chén đó đã có số tiền thuế lợn để dành trong hàng

phiên. Các cụ chỉ cần người chứa.

Những ai phải đóng vai ấy?

Thì lại mấy cụ ngồi dưới.

Họ kêu là "chức các cụ".

Tôi đã bị một phen sặc cười khi nghe một cụ làng ấy thuật lại chi tiết

của công cuộc đó.

Cái đặc sắc của "cỗ việc làng" làng này chỉ là thịt chém mấu nứa.

Các ngài nếu chưa ăn cỗ nhà quê, chắc chưa biết thứ thịt ấy. Nó là

những miếng thịt luộc chặt ra, lớn bằng nắm tay đứa trẻ lên năm trùng trục
như mấu cây nứa, người ta đựng bằng lá chuối và để lù lù giữa mâm, cỗ
của làng này ăn uống tại đình, phần nhiều chỉ có món đó. Nhưng đến bữa
tiệc tất niên của các bô lão thì lại không dùng kiểu ấy, các cụ ăn lối nửa chợ
nửa quê.

Đã có điều lệ nhất định, mỗi mâm phải tám thứ nấu, tám thứ giò nem,

chả, lòng, thịt, tất cả cũng tám thứ nữa. Cộng trong một mâm, lớn, nhỏ hai
mươi bốn thứ.

Cứ thế cũng đủ chết người chứa rồi, vì không có hạng mâm nào đựng

được hết bấy nhiêu thứ. Nhưng nào có thế mà thôi, nó còn gấp lên nhiều
lần.

Theo tục làng ấy, mỗi cỗ đều phải đóng sáu. Sáu người ngồi chung

một cỗ, tránh sao cho khỏi cái tệ ăn tham? Với hạng trai trẻ, người ta có thể
dùng cách bẻ đũa để trừng phạt những kẻ gắp nhiều, nhưng các cụ là bực
đạo mạo, không thể làm theo kiểu ấy. Chắc hẳn ngày xưa đã có cụ nào nghĩ
đến chỗ đó, nên mới đặt ra lệ ăn riêng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.